10 November 2022

0 bình luận

Áo cộc

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Áo cộc

Tên tiếng Việt: Áo cộc

Tên khoa học: Liriodendron chinense (Hemsl.) Sarg.

Họ: Ngọc lan – Magnoliaceae

Công dụng: Trị phong tê thấp, đau xương khớp

Áo cộc 1

Hình ảnh hoa Áo cộc

Mô tả

  • Cây gỗ to, rụng lá, cao tới 40m, đường kính thân đến 0.9-1m.
  • Phiến lá hình áo cộc, dài 10-18cm, rộng 11-19cm; cuống lá dài 7-14cm.
  • Hoa đơn độc, mọc ở đầu cành, dài 5cm, có 3 lá đài màu lục, 6 cánh hoa màu vàng vàng, gốc tía. Nhị và lá noãn nhiều, xếp lợp.
  • Quả hình cọc sợi, dài 7-9cm, do nhiều quả cứng nhỏ có cánh tạo thành, trong mỗi quả nhỏ có 1-2 hạt.
  • Ra hoa tháng 5-6, có quả chín tháng 9-10.

Phân bố, sinh thái

Cây phân bố ở các tỉnh: Lào Cai, Sơn La. Còn có ở Trung Quốc.

Thường mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đời thường xanh mưa ẩm, ở thung lũng, khe nước hay chân núi. Tái sinh bằng hạt và chổi.

Bộ phận dùng

Rễ và vỏ cây – Radix et Cortex Liriodendronis.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính ấm. Rễ khư phong trừ thấp, cường tráng gân cốt.

Công dụng

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ dùng trị phong thấp tế đau khớp xương. Vỏ dùng trị bệnh do thủy thấp phong hàn dẫn tới họ, khí cấp, miệng khát, tứ chi yếu mỏi.

Đơn thuốc:

  • Áo cộc 40g vỏ khô, gia Nguyên tuy, Sơn du ma (Âm hành thảo), mỗi vị đều 24g, gừng già 1,2g, cam thảo 12g.
  • Nấu nước, thêm đường đỏ, sáng sớm uống trước bữa ăn.
  • Ngày 1 thang.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>