10 November 2022

0 bình luận

Thóc lép động

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Thóc lép động

Tên gọi khác: Vũ thảo, thóc lép lá quay, tràng quả động

Tên khoa học: Codariocalyx motorius (Houtt.) H.Ohashi.

Tên đồng nghĩa: Hedysarum motorium Houtt., Desmodium gyrans (L.f.) DC.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: chữa phong thấp, đau nhức xương, đòn ngã tổn thương.

Mô tả

  • Cây bụi, mọc đứng, phân cành nhiều, cao 30 – 50 cm, có khi hơn. Cành non mềm có góc cạnh, hơi có lông, cành già hình trụ, nhẵn.
  • Lá mọc so le 1-3 lá chét thuôn hoặc bầu dục- thuôn, gốc tròn, đầu tù, mép nguyên. Mặt dưới màu lục tro nhạt và có lông áp sát, lá chét giữa to, hai lá bên nhỏ hẹp, có khi tiêu giảm, lá kèm dễ rụng.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu ngọn, đơn hoặc kép; lá bắc lợp, dễ rụng; các hoa màu trắng hồng, xếp thành chuỳ ngắn; đài có 4 răng xếp thành dạng đấu; nhị 1 bó; bầu có lông.
  • Quả đầu, mép trên nguyên, mép dưới có khía, hơi cong, chia 8 đốt, hơi có lông mềm.
  • Mùa hoa: tháng 8 – 10; mùa quả: tháng 11 – 12.

Phân bố, sinh thái

Thóc lép động phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông – Nam Á, từ Ấn Độ, Ne Pan, Myanma sang đến nam Trung Quốc, xuống Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia và xuống đến Australia. Ở Việt Nam, cây cũng phân bố rộng rãi khắp từ Bắc vào Nam, bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thóc lép động thuộc dạng cây bụi sống nhiều năm. Cây ưa sáng có khả năng chịu hạn, thường mọc trên đất pha cát, đất đỏ bazan. Thóc lép động có thể mọc rải rác hoặc tạo thành đám nhỏ lẫn với các cây bụi nhỏ, trảng cỏ ở rừng thông, ven rừng thưa, đồi cây bụi hay bờ nương rẫy.

Bộ phận dùng:

Cành lá.

Thành phần hoá học

Thóc lép động chứa trans – crocetindimethyl ester [Hỷ Lan, Hoàng Văn Vinh (2001) Cây thuốc và vị thuốc Đông y, NXB Hà Nội, tr.1891],

Tính vị, công năng

  • Cành lá cây thóc lép động vị đắng cay, tính bình, có công năng hoạt huyết, khư ý, sinh tân dịch, thông kinh hoạt lạc.
  • Ở Trung Quốc, sách “Toàn quốc Trung thảo dược hội biên” ghi: Toàn cây vị đắng hơi chát tính bình, có công năng tán ứ sinh tân, thư cân hoạt lạc, hoạt huyết tiêu thũng [TDTH, 1997, III: 14].

Công dụng

Nhân dân dùng toàn cây thóc lép động để chữa phong thấp, đau nhức xương, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 5 – 9g sắc lấy nước uống, ngày một thang. Dùng ngoài, lấy cây tươi, giã nát đắp.

  • Ở Ấn Độ, lá cây thóc lép động tươi, rửa – sạch, giã nát làm thành bánh, làm nóng, đáp ứng các chỗ đau lưng, đau gối hoặc vết thương [Chopra et al., 2001: 94], [Perry et al., 1980:214].
  • Ở Trung Quốc, sách “Toàn quốc Trung thảo dược hội biên” ghi: toàn cây thóc lép động được dùng trị thần kinh suy nhược, thai động bất an, gãy xương, trẻ em cam tích.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>