Sò huyết
Tên gọi khác: Sò gạo, sò biển
Tên khoa học: Arca granosa Linnaeus
Họ: Sò (Arcidae)
Công dụng: chữa thiếu máu, kiết lỵ ra máu mủ, viêm loét dạ dày – tá tràng, tiêu hoá kémchữ, a tụ máu bầm tím, cơ thể suy nhược.
Mô tả
- Loài động vật thân mềm, có vỏ cứng bao bọc.
- Hai mảnh vỏ bằng nhau, phồng cao, múp dần về phía đỉnh sát bên lề. Từ đỉnh ở mặt ngoài, có 18- 21 đường gờ toả đều đến mép vỏ, sít nhau như ngói lợp. Các đường gờ do những hạt nhỏ như hạt gạo xếp liên tiếp nhau tạo thành.
- Da vỏ phủ lông màu sẫm, mặt trong vỏ nhẵn màu trắng. Cơ khép vỏ phía trước có hình tam giác, cơ khép vỏ phía sau to hơn.
Phân bố, sinh thái
Trên thế giới, sò huyết phân bố ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, sò huyết có nhiều ở vùng ven biển Quảng Ninh (Hà Cối, Tuần Châu), Thanh Hoá (Lạc Tường, Hoằng Phụ), Thừa Thiên – Huế (Lăng Cô), Bình Định (Đầm Thị Nại), Kiên Giang (Lạch Nùng, An Biên)… Ở đây, sò huyết tập trung thành những bãi sò lớn.
Sò huyết sống di động ở vùng triều, phía đáy có bùn. Di chuyển bằng cách khép hai mảnh vỏ vào nhau để tạo thành lực đẩy của nước phóng về phía trước. Thức ăn của sò huyết là tảo khuê, các mảnh vụn mùn bã hữu cơ, vi sinh vật, một số luận trùng.
Mùa sinh sản của sò huyết vào tháng 7 – 11. Sò đẻ trứng, trứng thụ tinh và phát triển ngoài cơ thể.
Bộ phận dùng:
- Thịt sò huyết, tên thuốc trong y học cổ truyền là ngoã lăng nhục.
- Vỏ sò huyết là ngoã lăng tử.
Tính vị, công năng
Thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, kiện vị.
Vỏ sò huyết có vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng tiêu tích, hoá đàm.
Công dụng
Thịt sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao trong thực phẩm, được coi là đặc sản. Người ta thường đặt sò huyết lên than hồng, hướng đến khi hai mảnh vỏ của sò nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra. Lấy thịt ăn nóng với gia vị. Thịt sò huyết rất thơm ngon, ngọt và béo.
Về mặt thuốc, thịt sò huyết chữa được 5 tạng, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mủ, viêm loét dạ dày – tá tràng, tiêu hoá kém. Dạng dùng thông thường: Ăn sống như trên hoặc lấy thịt sò huyết phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 2 – 3 lần.
- Vỏ sò huyết chữa tụ máu bầm tím, tê bại, đại tiện ra máu mủ, đau dạ dày, ợ chua, cam răng. Ngày dùng 12 – 20g với nước ấm. Có thể làm viên uống.
- Chữa cơ thể suy nhược, lao phổi: Thịt số huyết (100g), lá hẹ (100g), nấu chín ăn làm ham lần trong ngày.
- Chữa đục thủy tinh thể: Thịt sò huyết, ngao biển, cốc tinh thảo (mỗi vị 50g). Tất cả sao khô, tán nhỏ, nấu với 100g gan lợn đã thái mỏng và một bát nước cơm cho nhừ nhuyễn. Ăn cái, uống nước làm một lần trước khi đi ngủ.
- Chữa mồ hôi trộm về đêm: Thịt sò huyết (100g) , thịt hến (100g), rễ hẹ (50g). Ninh nhừ, ăn hết làm một lần trong ngày.
Ghi chú:
Những năm gần đây, nguồn sò huyết nói chung đang có nguy cơ suy giảm dần, do khai thác quá mức.