10 November 2022

0 bình luận

Tử vi

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Tử vi

Tên gọi khác: Tường vi, bằng lăng xẻ, bạch nhất hồng

Tên khoa học: Lagerstroemia indica L.

Họ: Tử vi (Lythraceae)

Công dụng: trị sản hậu, sốt, trị đau bụng, bế kinh, lở ngứa ngoài da, mụn nhọt sưng đau, chữa viêm tuyến vú, viêm gan, bụng trướng, các trường hợp xuất huyết.

Mô tả

  • Cây nhỡ, cao 3 – 5m. Thân cành hình trụ hoặc 4 cạnh, vỏ nhẵn màu nâu xám.
  • Lá mọc đối, đối 1 mọc so le, dài 3 – 7 cm, rộng 2,5 – 4 cm, có sống ngắn, hình trái xoan ngược, gốc thuôn, đầu hoặc hơi nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt với nhạt; nhẵn hoặc có ít lông.
  • Cụm hoa mọc thành chuỳ ở đầu cành, dài 20 cm, trục hoa có cạnh và 4 cánh mỏng, hoa màu hồng, trắng, đôi khi tía; đài hình chuông, nhẵn, có ống 5 – 6 mm; cánh hoa 6, có móng dài, phiến nhăn nheo, nhị 36 – 42; bầu nhẵn, 5 – 6 ô.
  • Quả nang, hình cầu, cao 1 – 1,2 cm, nằm trong đài tồn tại, hạt có cánh.
  • Mùa hoa: tháng 6 – 8.

Phân bố, sinh thái

Tử vi có lẽ có nguồn gốc ở Ấn Độ, về sau được du nhập và trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, hiện không rõ tử vi được nhập trồng từ bao giờ; chỉ biết rằng ở một số đình chùa phía Bắc có những cây tử vi to, ước tính cả trăm tuổi. Cây cũng được trồng làm cảnh ở các công viên, nơi công sở hay vườn gia đình.

Tử vi là cây ra sáng, có thể trồng được trên nhiều loại đất; trong điều kiện nghèo dinh dưỡng, tử vi còn trở thành cây bon sai đẹp. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Trồng được bằng hạt hoặc bằng cành chiết.

Bộ phận dùng:

Rễ, hoa, vỏ thân.

Thành phần hoá học

  • Cây tử vi chứa alcaloid lagerin và nhiều chất khác: decamin, decinin, decodin, dehydroverticillatin, lagerstroemin.
  • Rễ chứa sitosterol và acid 3, 3’ 4 – tri – O – methylellagic
  • Hoa chứa delphinidin 3 – arabinosid, petunidin – 3 – arabinosid và malvidin – 3 – arabinosid, acid gallic, methyl gallat và acid ellagic.
  • Lá chứa pageracetal, alcol amylic và acid ellagic.

Tính vị, công năng

Rễ và vỏ thân có vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, khu phong thanh nhiệt, giải độc.

Theo “Vân Nam ban thao”, hoa từ vị hơi chua, tính hàn, có tác dụng chí huyết, giải độc, huyết ứ.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng thronibin:

Dùng thử nghiệm sinh học để xác định tác dụng kháng thrombin các cao chiết bằng methanol của 30 cây ở miền Trung Florida. Kết quả cho thấy có 7 cây có hoạt tính kháng thrombin từ 80% trở lên là tử vi, trọng đũa, thông thảo, tràm bông đỏ và 3 cây khác chưa thấy ở Việt Nam [Chistokhodova N. et al., 2002, J. Ethnopharmacology, Vol 81 (2): 277 – 280].

Công dụng

Nhân dân dùng hoa tử vi trị sản hậu, máu kết thành hòn cục, đới hạ, sốt, vỏ thân trị đau bụng, bế kinh, lở ngứa ngoài da; rễ trị mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở ở đầu mặt, chân tay, còn chữa viêm tuyến vú, viêm gan, bụng trướng, các trường hợp xuất huyết.

Liều lượng: ngày 3 – 9g hoa hoặc 10 – 15g rễ hoặc vỏ thần sắc uống, hãm uống hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, không kể liều lượng.

  • Ở Ấn Độ, lá tử vi được dùng để nhuận tràng, tẩy, lợi tiểu, khai thông và thân là thuốc kích thích và chữa sốt, nước hãm vỏ thân chữa đau dạ dày và tiêu chảy, rễ sẵn se và cũng có công dụng như vỏ thân; quả tử vi khó chữa đái tháo đường.
  • Ở Trung Quốc, nhân dân còn dùng bột vỏ cây tử vi nấu với thịt lợn, ăn để điều trị thấp khớp. xuất huyết tử cung, các bệnh nội thương [Perry và Metzger, 1980, Med. Plants of East and Southeast , The MIT Press, Cambridge – Massachusetts, London.p248].

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>