10 November 2022

0 bình luận

Bại tượng

10 November 2022

Tác giả: thuc


0
(0)

Bại tượng

Tên gọi khác: Trạch bại, cỏ bồng

Tên khoa học: Patrinia scabiosaefolia Fisch.ex Link.

Họ: Nữ lang (Valerianaceae)

Công dụng: Rễ và toàn cây bại tượng được dùng chữa khó ngủ, mất ngủ, đau dây thần kinh, an thần; viêm họng, viêm phổi, viêm tụy cấp; mụn nhọt, lở ngứa, đau bụng.

Mô tả

  • Cây dạng cỏ, sống hai năm hay một năm, cao 0,7-1,5m, phân cành lưỡng phân ở ngọn, thân trong không lông, rỗng ở trong.
  • Lá mọc đối, các lá ở gốc có cuống dạng bẹ, phiến lá đơn hình trứng thuôn hoặc có thêm 2 thùy dạng lá tai, các lá phía trên gần như không có cuống hoặc cuống ngắn, phiến lá kép dạng lông chim, các thùy lá thuôn đầu nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ.
  • Cụm hoa ở ngọn hoặc đầu cành, dạng xim tán. Hoa nhỏ màu vàng nhạt.
  • Quả hình trứng dẹt, mặt có 1 gờ, mặt còn lại có 3 gờ, có lông.
  • Mùa hoa quả: tháng 7-11.

Phân bố sinh thái

Chi Patrinia Juss. ở Việt Nam có 3 loài, phân bố ở một vài tỉnh miền núi giáp bên giới phía bắc và đều được dùng làm thuốc.

Loài bại tượng trên mới phát hiện thấy ở một số điểm phân bố là Sa Pa (Lào Cai), Lai Châu, Hà Giang.

Bộ phận sử dụng

Rễ và toàn cây

Thành phần hóa học

Bằng phương pháp sắc ký – phối phổ. 47 thành phần, chiểm 83,919% tổng lượng dầu. Các thành phần chính là caryophyllene oxide (12,802%), caryophyllene (6,909%), α-caryophyllene (2,927%), β-damascenone (3,435%), calarene (5,621%) và phenol (3,044%).

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng ức chế viêm tụy cấp invitro
  • Tác dụng sự tự chết của tế bào theo quy trình
  • Tác dụng trên dòng tế bào u sarcoma
  • Tác dụng an thần và kháng khuẩn

Tính vị công năng

Toàn cây bại tượng vị đắng, cay, tính bình, không độc, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, hoạt huyết, tán ứ.

Về quy kinh, bại tượng nhập vào 3 kinh can, vị và đại tràng.

Công dụng

Rễ và toàn cây bại tượng được dùng chữa khó ngủ, mất ngủ, đau dây thần kinh, an thần; viêm họng, viêm phổi, viêm tụy cấp; mụn nhọt, lở ngứa, đau bụng.

Liều dùng: 10-20g (tươi 20-40g), sắc uống ngày một thang. Dùng ngoài lấy cây tươi rửa sạch, giã đắp.

Ở Đài Loan, Trung Quốc, rễ khô bại tượng được dùng làm thuốc giải độc, tiêu sưng, săn se, giảm đau, đau sau khi đẻ, sản hậu ít huyết, áp xe.

  • Rễ khô cũng được dùng làm thuốc hạ sốt, thuốc chống độc, làm tan máu cục, làm tan mủ, lợi tiểu.
  • Ngoài ra, thuốc còn được dùng chữa viêm giác mạc, kiết lỵ, viêm sưng ruột, loét miệng, táo bón, mụn nhọt, lở loét ngoài da .

Bài thuốc có bại tượng

1. Chữa bụng đau đầy trướng

Bại tượng (toàn cây) 50g, phụ tử 20g, ý dĩ 100g, mỗi vị nghiền thành bột, trộn đều 3 bột với nhau. Mỗi lần dùng 3 – 5g, sắc với 80 ml còn 40 ml rồi uống [Chang Minyi, 1992: 164].

2. Chữa đau vùng thắt lưng, đau chân hoặc đau lưng có kèm xuất huyết sau khi đẻ

Bại tượng (toàn cây), đương quy 2,4g, xuyên khung 1,8g, bạch thược 1,8g, hạt nhãn 1,8g. Mỗi vị nghiền thành bột thô. Sắc tất cả với 80 ml nước còn 30 ml, uống ngày một tháng [Tài liệu đã dẫn, trang 165].

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Vui lòng để lại đánh giá của bạn nhé!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số lượng tham gia đánh giá: 0

Hiện bài viết chưa có đánh giá nào! Bạn hãy là người đầu tiên nhé.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Hoa đu đủ đực
>