10 November 2022

0 bình luận

Actiso

10 November 2022

Tác giả: thuc


Actiso

Tên tiếng việt: Actiso, Atiso

Tên khoa học: Cynara scolymus L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Công dụng: Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, giải độc gan, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.

 

Hình ảnh cây Actisô

Mô tả cây

  • Cây thảo lớn, sống hai năm hoặc lâu năm, cao 1-1,2m, có thể lên đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng có khía dọc, phủ lông trắng như bông.
  • Lá to, dài, mọc so le, phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn.
  • Cụm hoa hình đầu ở ngọn các nhánh của thân màu đỏ hoặc tím lơ nhạt; lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc, phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống.
  • Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm, có mào lông trắng.
  • Mùa hoa quả: Tháng 12-2.

Phân bố thu hái và chế biến

Cây được di thực vào trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng.

Bộ phận dùng

  • Cụm hoa thu hái chưa nở làm rau ăn.
  • Lá actiso thu hái năm thứ nhất thời kỳ sinh trưởng (lúc cây sắp ra hoa và đã lấy cụm hoa).
  • Thân, rễ cũng dùng để làm thuốc.

Thành phần hoá học

Trong atiso chứa chất đắng Cynarin (acid 1 – 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá atiso: Acid hữu cơ bao gồm:

  • Acid Phenol: Cynarin (acid 1 – 4 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic), Acid Alcol, Acid Succinic.
  • Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm: Cynarozid (Luteolin – 7 – D Glucpyranozid), Scolymozid (Luteolin – 7 – Rutinozid – 3’ – Glucozid).

Tác dụng dược lý

  • Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actisô từ 2-3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M.Chabrol, Charonnat Maxim và Watz, 1929)
  • Uống và tiêm actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng ure trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Amba (Ambard) hạ xuống, lượng cholesterin và ure trong máu cũng hạ thấp, tuy nhiên lúc mới uống có khi người ta thấy lượng ure trong máu tăng lên do actisô làm tăng sự phát sinh ure trong máu (Tixier De Seze M. Erk và R.Picart, 1934-1935)
  • Actisô không có độc.

Công dụng và liều dùng

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột.
Lá actiso có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.

Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actiso còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện,thông mật, chữa các bệnh gan thận, xương khớp.Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.

  • Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày. Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay mạch máu.
  • Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần mỗi lần 10-40 giọt.

Tại miền Nam ở các chợ người ta còn bán cả thân và rễ actiso thái mỏng phơi khô với công dụng như lá. Cây actiso còn non có thể dùng luộc chín, hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau như cụm hoa. Người ta mang về chẻ nhỏ dọc thành 6-8 miếng đem hầm với xương, thịt để ăn.

Sản phẩm chứa dược liệu Atiso hiện nay

GIẢI ĐỘC GAN TUỆ LINH PLUS

Thành phần:

  • Cao khô cà gai leo: 500mg
  • Cao khô mật nhân: 150mg
  • Cao khô kế sữa: 100mg
  • Cao khô actiso: 50mg
  • Cao khô khúng khéng: 50mg

Công dụng:

  • Hỗ trợ giải độc gan, hỗ trợ tăng cường chức năng gan trong viêm gan virus, xơ gan, người uống nhiều rượu bia, thuốc có hại cho gan.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng: men gan cao, vàng da, mệt mỏi, chán ăn, mẩn ngứa do chức năng gan kém.

Giải độc gan Tuệ Linh plus – Sản phẩm chuyên biệt cho người viêm gan virus, xơ gan, người uống nhiều bia rượu

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More