10 November 2022

0 bình luận

Ba chạc

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ba chạc

Tên tiếng Việt: ba chạc, dầu dấu,chè cỏ, thùa kheo bí bái, mạt, kom la van tio tăng (Viêm tian), swai anor (Cămpuchia).

Tên khoa học: Evodia lepta (Spreng.) Merr.

Họ: Cam (Rutaceae)

Công dụng: Lá và cành tươi được nấu với nước để tắm ghẻ, rửa các vết loét, vết thương, chốc đầu. Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng (làm cho ăn ngon, dễ tiêu), điều kinh.

 

Mô tả cây

  • Cây nhỏ cao 1-3m, cành màu đỏ xám. Lá kép gồm ba lá chét nguyên, trông giống chạc ba nhánh do đó có tên ba chạc.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và ngắn hơn lá. Quả nang gồm 1-4 vỏ nhẵn, phía ngoài nhăn nheo, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu đường kính 2mm, màu đen xanh, bóng.
  • Mùa ra hoa: Tháng 4-7

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philippin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ, mụn nhọt, lở loét. Thân và rễ thái mỏng phơi khô cũng được dùng làm thuốc.

Thành phần hoá học

Trong lá, vỏ quả có tinh dầu mùi thơm nhẹ dễ chịu.

  • Lá và rễ ba chạc chứa alkaloid.
  • Lá, vỏ quả, vỏ rễ có tinh dầu mùi thơm nhẹ, tinh dầu có α-pinen và furfuraldehyd.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc lá ba chạc có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella ở nồng độ pha loãng.

Tác dụng lợi sữa: Trên mô hình diều chim bổ câu, cao cồn và nước sắc lá và cành non ba chạc, liều tính theo dược liệu khô là 10g/kg/ngày, uống 10 ngày làm cho tế bào biểu mô diều chim bồ câu chuyển sang hình đăng ten, trong đó có 1/5 số con đã hình thành tuyến sữa, tức là có tác dụng lợi sữa.

Độc cấp tính: Cao nước lá và cành non cho chuột nhắt trắng uống, đã xác định được LD50 là 300g/kg tính theo dược liệu khô, tức là có độc tính cấp rất thấp.

Tính vị, công năng

Ba chạc có vị đắng, mùi thơm, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ bệnh ôn nhiệt, trừ thấp, chống ngứa, giảm đau, lợi sữa

Công dụng

Lá ba chạc

  • Dùng ngoài, chữa ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Ở Trung Quốc còn chữa vết thương
    nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema. Lá tươi, nấu nước tắm, rửa hoặc giã dắp.
  • Dùng trong, chữa bệnh viêm họng, viêm amidan, ho, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật, phụ nữ mới đẻ ít sữa, kém ăn, hoặc bị chứng nhiệt sinh khát. Ở Trung Quốc còn để phòng bệnh cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não, đột quỵ tin, cảm lạnh, viêm gan.
  • Ngày 20 – 40g sắc uống hoặc nấu cao

Rễ và vỏ thân

  • Chữa phong thấp, đau gân nhức xương, tê bại, bán thân bất toại, kinh nguyệt không đều. Ở Trung Quốc còn chữa ngộ độc lá ngón.
  • Ngày 8 – 24g sắc uống.

Bài thuốc có ba chạc

  1. Thuốc bổ đắng (làm ăn ngon, dễ tiêu) đặc biệt cho phụ nữ sau khi đẻ: Ngày 8 – 10g lá hoặc 4 – 12g rễ, sắc uống.
  2. Thuốc lợi sữa: Ngày 8 – 16g lá sắc uống nhiều ngày.
  3. Thuốc điều kinh: Ngày 4 – 12g rễ, vỏ thân sắc uống
  4. Chữa viêm họng, viêm amidan, ho, viêm loét lưỡi, miệng, viêm gan vàng da, viêm dạ dày: Ngày 12 – 20g lá tươi sắc uống Trường hợp viêm ở miệng thì ngậm và nuốt dần.
  5. Chữa sốt, ngộ độc, háo khát, nước tiểu vàng nâu: Ngày 20g lá khô hoặc 40g lá tươi sắc uống.
  6. Chữa phong thấp, viêm khớp, lưng gối đau nhức, tê bại, đau dây thần kinh hông: Ngày 20 – 40g rễ sắc uống hoặc rễ ba chạc, dây đau xương, câu đằng, tầm gửi cây dâu. Mỗi vị 20 – 30g, sắc uống.
  7. Thuốc phòng cúm, bệnh truyền nhiễm, viêm não: Ba chạc (lá) 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g. Sắc uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More