10 November 2022

0 bình luận

Ba gạc hoa đỏ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Ba gạc hoa đỏ

Tên tiếng Việt: Ba gạc hoa đỏ,  Ba gạc thuốc, Ba gạc Ấn Độ

Tên khoa học: Rauvolfia serpentina (L.) Benth. ex Kurz

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Tác dụng hạ huyết áp và an thần.

 

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 0,3-1m. Thân có nốt sần, ít phần cành. Rễ to, vỏ rễ có nhiều vết nứt dọc.
  • Lá mọc vòng 3, đôi khi 4 cái hoặc mọc đối, cuống ngắn, gốc và đầu lá thuôn nhọn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới màu lục nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá hình xim tán hoặc chùy, dài 4-6cm; hoa và cuống là màu hồng hay đốm hồng; 5 lá đài không màu; tràng 5 cánh, có ống phình ở 1/3 phía trên; nhị 5 đính ở phần phình của ống tràng; bầu có hai lá noãn rời.
  • Quả đôi, nhỏ, hình trứng, đầu hơi nhọn, khi chín màu đỏ rồi màu tím đen. Cây có nhựa mủ.
  • Mùa hoa tháng 6-8; mùa quả tháng 9-11.

Bộ phận dùng

Rễ, vỏ rễ đã phơi hoặc sấy khô.

Nơi sống và thu hái

  • Loài có gặp mọc hoang ở Kontum và Ðắc Lắc nhưng trữ lượng không đáng kể; thuộc loài cây quý hiếm của nước ta. Thường được trồng thí nghiệm trong các vườn thuốc. Thu hái rễ vào mùa đông khi cây rụng lá hoặc đầu mùa xuân. Thông thường là chặt thân cành sát gốc, dùng cuốc đào rễ.
  • Rửa sạch đất cát để ráo nước rồi bóc vỏ phơi khô.
  • Ở Ấn Độ, người ta thu hoạch rễ ở cây 3-4 tuổi, vào mùa thu.

Thành phần hoá học

  • Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,8-1% Alcaloid có ít ở thân (0,3%) nhiều ở rễ (1-2%) tập trung ở vỏ rễ nhiều gấp 10 lần so với các bộ phận khác.
  • Rễ chứa chất vô cơ 6-7% tinh bột, chất sterol và alcoloid (có đến 28 chất) thuộc 4 nhóm khác nhau (ỵohimbin, heteroyohimbin, serpagin và ajmalin).
  • Cây mọc ở Ðắc Lắc có khả năng cho 10g vỏ rễ khô và chứa alcaloid toàn phần là 3,3% ở vỏ rễ. 0,275% ở lõi rễ, 0,975% ở thân lá. Từ vỏ rễ đã chiết tách được reserpin 0,04%, ajmalin 0,5%.

Tính vị, tác dụng

Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Các chế phẩm từ ba gạc hoa đỏ dùng điều trị bệnh tăng huyết áp và bệnh tâm thần gồm có:

  • Reserpin: viên nén 0,1mg, 0,25mg và 0,5mg. Liều dùng cho điều trị bệnh tăng huyết áp là 0,1-1,5mg/ngày. Liều dùng cho bệnh tâm thần thường cao hơn 5mg/ngày.
  • Alkaloid toàn phần của ba gạc hoa đỏ có viên Rauviloid chứa 2mg alkaloid toàn phần cho mỗi viên. Liều dùng cho bệnh tăng huyết áp 2-4mg/ ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More