10 November 2022

0 bình luận

Bạch đàn chanh

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bạch đàn chanh

Tên tiếng Việt: Bạch đàn chanh

Tên khoa học: Eucalyptus citriodora Hook.f.

Họ: Myrtaceae (Sim)

Công dụng: Sát trùng, tiêu đờm, sưng tấy, cảm cúm, chữa các bệnh nhiễm khuẩn; còn chữa bỏng, hen, viêm phế quản mãn tính (Tinh dầu)

 

 

Mô tả

  • Bạch đàn chanh thuộc loại cây gỗ to, nhánh non có cạnh,
  • Lá có mùi thơm của Sả, Chanh,
  • Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành, màu lam tươi, dài đến 17cm, chùm hoa ở nách lá, lá đài rụng thành chóp, nhị nhiều.
  • Quả nang, nằm trong đài tồn tại, chia 4 mảnh.

Bộ phận dùng

Tinh dầu – Oleum Eucalypti.

Nơi sống và thu hái

Bạch đàn chanh là loài đặc hữu của vùng Queensland Australia, đến nay Bạch đàn chanh được nhập trồng ở khắp các vùng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Thành phần hoá học

Lá bạch đàn chanh có hàm lượng tinh dầu trung bình là 4,07 % tinh dầu. Tinh dầu bạch đàn chanh chứ apha thuyen vết, camphen vết, sabinen vết, pinen 0,35%

Công dụng – chỉ định và phối hợp

  • Lá chứa tinh dầu, tinh dầu có mùi dễ chịu và có tính kháng khuẩn mạnh nên được sử dụng nhiều trong công nghệ hóa mỹ phẩm, sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa, sát trùng.
  • Tinh dầu Bạch đàn nói chung được dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ đặc biệt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong một số bệnh ngoài da.
  • Trộn lẫn với một lượng tương đương dầu Ô liu, dùng làm thuốc gây sung huyết da để điều trị thấp khớp.
  • Tinh dầu bạch đàn chanh còn được dùng làm thuốc trị bỏng, làm thuốc gây long đờm trong trường hợp viêm phế quản mạn tính và hen.
  • Tinh dầu Bạch đàn chanh có hàng lượng Citronella khá cao nên là nguồn nhiên liệu tự nhiên có giá trị trong công nghệ chuyển hóa và sản xuất các sản phẩm hydroxycitronellal, citrolellylnitrile và methon.
  • Ngoài ra, Bạch đàn chanh chứa đến 99% citronellal và geraniol. Cả 2 chất này đều là chất cơ bản tạo mùi hương trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More