10 November 2022

0 bình luận

Bạch đàn lá liễu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bạch đàn lá liễu

Tên tiếng Việt: Bạch đàn lá liễu

Tên khoa học: Eucalyptus exserta F.v Muell.

Họ: Myrtaceae (Sim)

Công dụng: Lá Bạch đàn để làm nước uống, làm thuốc bổ, chữa ho, xông mũi, chữa cảm cúm. Chất bay hơi của tinh dầu cũng có tác dụng diệt khuẩn mạnh (đối với các loài Bacillus, Staphyloccus, Candida albi)

 

Bạch đàn lá liễu có tên khoa học là Eucalyptus exserta F.v Muell. Nhân dân ta dùng lá Bạch đàn để làm nước uống, làm thuốc bổ, chữa ho, xông mũi, chữa cảm cúm. Qua nghiên cứu thì chất kháng khuẩn lấy từ lá có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn gram + như cầu khuẩn, vi khuẩn bạch hầu và một số loài vi khuẩn đường ruột.

 Bạch đàn lá liễu

Mô tả

  • Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm.
  • Cụm hoa tán ở nách lá, 2-7 hoa; cuống hoa ngắn hơn cuống lá; nắp hoa hình chuỳ cao hơn phần bầu hoa; nhị nhiều.
  • Quả nang 3-5 mảnh; hột có cánh, đen đen.
  • Hoa tháng 2-3.

Bộ phận dùng

Lá và tinh dầu – Folium et Oleum Eucalypti.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở châu úc, được nhập trồng.

Thành phần hoá học

Lá chứa 0,65% tinh dầu. Tinh dầu chứa 30% cineol, 8% pinen, 10% pinocarveol, pinocarvon. Sau khi cất tinh dầu để chuyển thành màu đỏ nhạt và vẩn đục, tạo thành các hợp chất có nhóm carbonyl và carboxyl, cho mùi khó chịu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Nhân dân ta dùng lá Bạch đàn để làm nước uống, làm thuốc bổ, chữa ho, xông mũi, chữa cảm cúm. Qua nghiên cứu thì chất kháng khuẩn lấy từ lá có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn gram + như cầu khuẩn, vi khuẩn bạch hầu và một số loài vi khuẩn đường ruột.
  • Chất bay hơi của tinh dầu cũng có tác dụng diệt khuẩn mạnh (đối với các loài Bacillus, Staphyloccus, Candida albicans và Shigella flexneri). Rõ ràng là nồi xông phổ biến trong nhân dân vừa có tác dụng làm thoát mồ hôi, giảm sốt, giải độc, còn có tác dụng diệt vi khuẩn đường hô hấp và ngoài da.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More