10 November 2022

0 bình luận

Bàn Long Sâm

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bàn Long Sâm

Tên tiếng việt: Lan cuốn chiếu, Bàn long sâm

Tên khoa học: Spiranthes sinensis (Pers.) Ames.

Họ: Orchidaceae (Lan)

Công dụng: Chữa lao, ho, thổ huyết, viêm amygdal, viêm hầu họng; cơ thể gầy yếu, suy nhược thần kinh; bỏng lửa (cả cây)

 

Mô tả cây

  • Thân cỏ, sống lâu năm, cao 20-30cm. Rễ mập hình trụ mọc thành chùm .
  • Lá mọc so le, thường tụ họp thành túm ở gốc , hình mác, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, gân song song rõ ràng , lá ở phía trên thường giảm.
  • Hoa thành bông xoắn ốc, dài 5-10cm có khi đến 20cm , hoa màu trắng hồng hoặc đỏ
  • Quả có lông mịn
  • Mùa ra hoa quả : Tháng 5-6

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Bàn long sâm là cây ưa ẩm , thường mọc vào mùa mưa ẩm với nhiệt độ trung bình trong năm còn thấp .Ở vùng đồng bằng, cây mọc lẫn với các loài cây thấp ở bờ ruộng, đôi khi trên bờ đê hoặc cá bãi hoang quanh làng.
  • Ở Việt Nam, phân bố nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang , Vĩnh Phúc , Phú Thọ ,..
  •  Có mọc cả ở Trung Quốc, châu úc. Mùa thu đào cả cây lấy rễ phơi khô mà dùng.

Thành phần hoá học

  • Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

  • Bàn long sâm: vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái (chống ho), giải độc. Thường dùng cho cơ thể suy nhược, nóng trong do âm hư, ho, váng đầu, thắt lưng đau mỏi, nước tiểu đục đục, mụn nhọt lở loét ngoài da.
  • Bồi dưỡng cơ thể sau ốm: Rễ củ bàn long sâm 30g, rễ cây đậu đũa 15g, thịt lợn hoặc thịt gà 250g. Tất cả rửa sạch, thịt thái miếng ướp vừa vặn. Đổ nước ngập Bàn long sâm, rễ cây đậu đũa đun sôi, cho thịt vào hầm nhỏ lửa. Làm món canh ăn trong bữa ăn (bỏ bã thuốc, chỉ ăn thịt và uống nước canh); cách 3 ngày ăn 1 lần. Mỗi liệu trình 20 ngày.
  • Chữa táo bón người cao tuổi: Bàn long sâm 9-15g, cá diếc tươi 60g. Cá diếc làm sạch ướp gia vị cho vừa. Bàn long sâm rửa sạch cho vào nồi đổ 500ml nước đun sôi thả cá diếc vào nấu chín, thêm đường trắng, chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần ăn 2 lần, mỗi liệu trình 10 ngày.
  • Chữa ho do âm huyết hư tổn (lòng bàn chân, bàn tay nóng, miệng khô, đêm ngủ hay ra mồ hôi trộm, môi lưỡi đỏ nhạt hoặc đỏ tía, mạch nhỏ nhanh): Rễ củ Bàn long sâm 9-15g, mạch môn đông 8g, rửa sạch cắt nhỏ cho 500ml nước sắc nước uống 2 lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày một liệu trình.
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Bàn long sâm 30g, tụy lợn 1 cái, lá ngân hạnh 30g. Tất cả rửa sạch, nấu canh ăn, tuần ăn 2 lần.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More