10 November 2022

0 bình luận

Bánh hỏi

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bánh hỏi

Tên tiếng việt: Bánh hỏi, Lài trâu, Hoa ngọc bút

Tên khoa học: Ervatamia divaricate (L.) Burk.

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

Công dụng: Đau răng (Vỏ rễ nhai ngậm không nuốt nước). Đau mắt, bệnh ngoài da, sốt (Rễ). Còn dùng rễ làm thuốc tẩy giun.

 

 

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 1-2 m. Lá mọc đối, hình bầu dục thuôn, gốc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép nguyên lương song, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt gân nổi rõ.
  • Hoa màu trắng, thơm, mọc đơn độc hoặc thành đôi ở kẽ lá, dào có 5 răng, xẻ đến nửa chiều dài, tràng 5 cánh, có ống dài, hơi phình ở họng, nhị 5 đính ở chỗ phình của ống tràng, bầu có 2 lá nhẵn.
  • Quả đại, hạt có áo, màu đỏ.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 9

Phân bố sinh thái

  • Cây bánh hỏi có nguồn gốc ở vùng đông và bắc ấn độ. Ở Việt nam, bánh hỏi được trồng rải rác khắp địa phương, đặc biệt là hà nội và các tỉnh phụ cận. Cây ưa ẩm , sáng và có thể chịu bóng, thường được trồng ở đình chùa, công viên hay vườn các gia đình. Cây ra hoa nhiều hàng năm, những cây trồng ở miền bắc thường ít thấy quả.

Bộ phận dùng

  • Rễ, lá ,hoa và quả

Thành phần hóa học

  • Rễ và thân rễ cây bánh hỏi chứa alkaloid, vỏ chứa triterpen. Trong bánh hỏi còn các chất các tác dụng dinh học khác  như aparicin, ibogain, voacamin.

Tính vị công năng

  • Rễ, vỏ và lá bánh hỏi có vị cay, tính mát, có độc, có tác dụng thanh nhiệt , giải độc, tán kết,  hạ huyết áp tiêu thũng, chỉ thống. Nhựa mủ làm giảm sưng tấy.

Công dụng

  • Nước sắc hoặc rượu ngâm với liều 6 – 9g rễ, vỏ thân bánh hỏi được dùng chữa cao huyết áp, sốt rét rừng, giun, tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, ngộ độc, đau tại chỗ, đau mắt, đau răng. Lá và  hoa chữa ho và cao huyết áp. Nhựa cây để tẩy giun và tẩm tên độc.

Ghi chú: các bộ phận của cây bánh hỏi đều có độc, dùng phải thận trọng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More