26 November 2022

0 bình luận

Nên hiểu Bát cương như thế nào?

26 November 2022

Tác giả: thuc

Âm dương, Bát cương, bát cương bát pháp, bát cương biện chứng, bát cương theo y học cổ truyền, bát cương trong yhct, bát cương trong đông y, bát cương y học căn bản, Biểu - lý, Hàn nhiệt, Hư thực

1. Đại cương 

Bát cương là tám hội chứng cơ bản của Đông y. Tám cương được xếp theo 4 cặp mang tính đối lập. Biểu lý, hàn nhiệt, hư thực, âm dương. Thực tế lâm sàng thường phức tạp, lẫn lộn, thực giả. 

2. Biểu - lý

Hai cương này nói lên vị trí của bệnh ở nông hay sâu trong cơ thể 
2.1 Chứng biểu 
- Nói lên bệnh ở phần nông của cơ thể như da, cơ, gân, khớp. Đối với bệnh cảm mạo hoặc bệnh truyền nhiễm thì bệnh còn ở giai đoạn khởi phát. - Biểu hiện lâm sàng Sốt nóng, sợ gió, đau đầu, đau mình, hắt hơi, sổ mũi, rêu lưỡi mỏng, mạch phù. Thường phân biệt + Biểu hàn: sợ gió, sợ lạnh nhiều, sốt nhẹ, rêu lưỡi, trắng mỏng, mạch phù khẩn. + Biểu nhiệt: Sốt nhiều, không sợ lạnh, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác. + Biểu hư: Có mồ hôi, mạch phù hoãn. + Biểu thực: Không mồ hôi, mạch phù khẩn 
2.2 Chứng lý: 
- Bệnh ở phần sâu trong cơ thể. Nếu là bệnh nhiễm khuẩn thì ở giai đoạn tòan phát, nếu bệnh thuộc tạng phủ thì thể hiện các triệu chứng của tạng bị bệnh. - Biểu hiện lâm sàng + Bệnh nhiễm: Sôt cao, khát, lưỡi đỏ, rêu vàng, nôn đau bụng, táo bón, hoặc ỉa chảy ... có thể phân chia: + Lý hàn: Người mát, chân tay lạnh, không khát nước, thích đắp chăn, đau bụng, thích chườm nóng, ỉa lỏng, rêu trắng, mạch trầm trì. + Lý nhiệt: Sốt cao, khát nước, bứt rứt, táo bón, tiểu vàng lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch trầm sác. + Lý hư: Người mệt mỏi, ăn ít, giọng nói nhỏ yếu, hồi hộp, mấ ngủ, * hoặc bệu, mạch trầm, vô lực. +  Lý thực: Bụng đầy, ấn đau, táo bón, sốt cao, mê sảng hoặc phát cuồng, rêu lưỡi vàng dày, mạch trầm có lực. 
2.3 Chứng bán biểu bán lý 
Bệnh lúc ử biểu lúc ở lý. Biểu hiện sốt và rét xen kẽ ( hàn nhiệt vãn lai) mmiệng đắng, ngực sườn đầy tức, đau đầu, chóng mặt, rêu lưỡi trắng lẫn vàng, mạch huyền ( hội chứng thiếu dương) 

3. Hàn nhiệt 

Hai cương hàn, nhiệt, biểu hiện tính chất của bệnh. Dựa vào tính chất hàn hay nhiệt, thầy thuốc mới sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Trên lâm sàng, hàn, nhiệt thường lẫn lộn, có khi thực giả rất khó phân biệt. 
3.1 Chứng hàn 
- Do cảm nhiễm hàn tá hoặc do dương hư hoặc do ăn uống quá nhiều thứ sống lạnh. - Biểu hiện lâm sàng. Sợ lạnh, thích ấm, chân tay lạnh, miệng nhạt, không khát, sắc mặt xanh tái, tiểu nhiều và trong đại tiện lỏng, phân không thói, lưỡi bệu, rêu bóng ướt, mạc trầm trì. 
3.2 Chứng nhiệt 
- Do cảm hiễm nhiệt ta oặc do dương thịnh hoặc ăn uông nhiều thức ăn cay nóng hoặc dùng nhiều thuốc ôn nhiệt. - Biểu hiện lâm sàng: Sốt, thích mát, mặt đỏ, chân tay nóng tiểu ít và đậm, táo bón, rêu lưỡi , vàng khô, mạch sác. 
3.3 Hàn nhiệt lẫn lộn 
Trên ngời bệnh vừa có chứng àn vừa có chứng nhiệt. Biểu hàn, lý nhiệt, biểu nhiệt, lý hàn hoặc đầu nóng, chân lạnh hoặc tạng này hàn, tạng kia nhiệt. 
3.4 Hàn nhiệt chân giả 
Triệu chứng bệnh không đúng với tính chất thực của bệnh - Chân hàng giả nhiệt Bản chất bệnh tín hàn không thể hiện ra ngoài gọi lại là nhiệt. Nguyên nhân do âm hư quá mạnh bước dương phải ra ngoài hoặc " Hàn cực sinh nhiệt"Ví dụ: Người bệnh thích uống nước nóng, thích đắp chân ăn  chất sống lạnh dễ tiêu chảy, nước tiểu trong ( chân bàn) nhưng người gầy, da nóng, má đỏ, môi khô, bứt rứt có khi rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác ( giả nhiệt).Thường gặp ở bệnh nhân mạn tính cơ thếuy nhược hoặc bẩm thụ dương hư. - Chân nhiệt giả hàn Thực chất bệnh là nhiệt nhưng biểu hiện lâm sàng có những triệu chứng thuộc hàn.Ví dụ: Bệnh nhân sốt cao, khát khao, tiểu vàng, táo bón, mạch trầm sác ( thực nhiệt) nhưng chân tay lạnh, rét run .... ( giả hàn). Thường gặp ở bệnh nhấnốt nhiễm khuẩn. Đây là tình trạng " Nhiệt cực sinh hàn", nhiệt quyết. 

4. Hư thực 

Hư thực là chỉ hai trạng thái yếu khỏe của cơ thể người bệnh lúc mắc bệnh, hư biểu hiện chính khí hư, sức đề kháng của cơ thể yếu, thực là khí mạnh và sức đề kháng của cơ thể còn mạnh. Dựa vào hư hay thực mà đề ra phép bổ hay tả. 
4.1 Chứng hư 
Có thể suy yếu , chức năng các tạng phủ giảm sút, mạch vô lực- Biểu hiện blâm sàng: Mệt mỏi, lười hoạt động, tinh thần ủ rũ, ít nói, tiếng nói nhỏ, hơi thở ngắn, ra mồ hôi nhiều, sắc mặt tái xanh, chất lưỡi nhạt, lưỡi thon hoặc bệu, mạch nhỏ yếu. Thường gặp sau khi mắc bệnh nặng ..... bệnh kéo dài, hoặc người già yếu. 
4.2 Chứng thực: 
Sức tấn công của là khí bệnh, bệnh mới mắc, thời gian ngắn có thể còn khỏe, phản ứng mạnh) - Biểu hiện lâm sàng thể trạng tốt, tinh thần lanh lợi, tiếng nói to, thỏ thô, sốt cao, mặt đỏ, đau cự án, rêu lưỡi vàng, mạch có lực. Thường gặp trong hội chứng đàm ẩm, **, khí trệ huyết ứ, thiện tích, trùng tíc. Bệnh cấp tính. 
4.3 Hư thực thác tạp 
Trên lâm sàng thường gặp các hội chứng "trong hư có thực" hoặc " trong thực có hư", chứng thực và chứng hư cùng tòn tại. Ví dụ: Bệnh xơ gan cổ chướng, người bệnh gầy, sắc da xanh vàng, nhợt nhạt, mệt mỏ, ít ăn, mạch trầm, tế vô lực ( chứng hư) nhưng bụng to đầy nước, ngực sườn đầy tức ( chứng thực). Phép chữa phải phải vừa công, vừa bổ , hoặc trước bổ sau công. ...Ví dụ: người bệnh đang bị một bệnh mạn tính, cơ thể suy nhựoc lại bị cảm lạnh, ho, tức thở ...
4.4 Hư thực chân giả 
Cũng cần chú ý phân biệt trên lâm sàng - Chân hư giả thực. Bệnh nhân nói nhiều nhưng hơi thở ngắn, bụng đầy đau nhưng có lúc không đầy, ấn xoa giảm đau, lưỡi bệu, mạch vô lực. Chân tực giả hư. Bệnh nhân ít nói nhưng nói to, ăn không ngon miệng nhưng vẫn ăn được nhiều, đau bụng, ỉa chảy, nhưng tiêu xong dễ chịu, mạch có lực. 

5. Âm dương 

Là hai cương tổng quát để đánh giá xu thế của bệnh và cũng biểu hiện sự thiên thịnh suy của An dương trong cơ thể. 
5.1 Chứng âm, chứng dương 
- Âm chứng bao gồm chứng hư, phần âm chỉ phần dịch thể( tân dịch) bị thiếu hụt nên sinh ra hội chứng âm hư, cũng gọi là chứng " hư nhiệt" ( vì âm hư sinh nội nhiệt) Biểu hiện lâm sàng, người nóng da kho, lòng bàn chân bàn tay nóng, người gầy, sốt chiều, ra mồ hôi trộm, táo bón, tiểu đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. - Chứng dương hư: phần dương chỉ phần năng lượng , nhiệt lượng của cơ thể bị suy giảm, cũng gọi là chứng " hư hàn" ( dương hư sinh ngoại hàn) Biểu hiện lâm sàng: mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt xanh tái, ỉa chảy, nước tiểu trong, lưỡi nhạt bệu rêu trắng, mạch nhược. Thường gặp ở bệnh nhân mạn tính cơ thể suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng, lão suy. 
5.2 Vong âm, vong dương 
Là 2 hội chứng bệnh lý nguy kịch đe dọa tính mạng bệnh nhân. Cần chỉnh đoán chính xác, không được nhầm lẫn, vì cách xử trí khác hẳn nhau: nên là vong âm thì phải dùng thuốc mát ngọt mà không cứu ngải, nếu dùng vong dương phải dùng thuốc ấm nóng và cứu ngãi để hồi dương cứu nghịch. - Vong âm: là tình trạng mất nước, mất máu do ỉa chảy, mất nhiều mồ hôi, nôn. Biểu hiện lâm sàng: da khô, môi miệng khô, khát nước, lưỡi thon đỏ, mạch tế sác. - Vong dương: là tình trạng dương khí thoát, trụy tim mạc, thường do vong âm, do trúng hàn, do sốt cao quá, do sốc dị ứng ..... Biểu hiện lâm sàng: mặt môitái nhợt, chân tay lạnh, mạch vi tế khó bắt (muốn tuyệt).

Bài viết liên quan

CƠ BẢN VỀ THUỐC TRONG ĐÔNG Y

Thuốc YHCT có nguồn gốc tự nhiên gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật xuất hiện từ kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra. Nguồn dược liệu tự nhiêu ngày càng cạn kiệt do vậy phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi để tạo ra nguyên liệu. Để sử dụng thuốc cần có sự hiểu biết nhất định về quá trình bào chế, tính năng dược vật, sự quy kinh, phối ngũ và kiêng kỵ đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Read More

Học Thuyết Tạng Phủ

Tạng phủ của Đông y có thể xem là môn Cơ thể Sinh Lý học. Mọi hoạt động sinh lý đều từ tạng phủ, mọi thứ biến hóa bệnh lý cũng đều có liên quan đến tạng phủ.

Read More

Học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất

Lý niệm “Thiên nhân hợp nhất” là cốt lõi của văn hóa truyền thống phương Đông, luôn chiếm vị trí chủ đạo. Đối với các lĩnh vực như luân lý đạo đức, quan niệm giá trị, ý thức thẩm mỹ… thì “Thiên nhân hợp nhất” đều có ảnh hưởng rất sâu xa (Sưu tầm)

Read More

Bát pháp trong Đông y

Bát pháp là tám phép chữa bệnh của Đông y, tám phương pháp giải quyết bệnh tật theo Bát cương. Tám phép đó là: Hãn, Thổ, Hạ, Hòa, Thanh, Ôn, Tiêu, Bổ.

Read More

Hội chứng bệnh Tạng, Phủ, Khí, Huyết, Tân, Dịch

5 (1) 1. Hội chứng bệnh về khí Khí là các dạng năng lượng giúp cho tạng phủ hoạt động. Bệnh về khí có ba hội chứng là 1.1 Khí hư Là tình trạng thiếu năng lượng hoạt động, thiểu lực. Thường gặp ở thời kỳ khỏi bệnh, ở người bệnh mạn tính, ở người

Read More

Học Thuyết Âm Dương

0 (0) Học thuyết âm dương là 1 triết lý của người xưa, được xây dựng qua sự quan sát lâu dài các sự vật trong thế giới tự nhiên. Học thuyết ấy được vận dụng vào y học cổ truyền với mục đích nói lên nguồn gốc phát sinh phát triển của con người,

Read More

Nguyên Nhân Gây Bệnh

Trung bình, một người bình thường sẽ gặp ba đến bốn vấn đề sức khỏe mỗi năm. Từ mệt mỏi và căng thẳng đến cảm lạnh, dị ứng và cúm – Đâu là nguyên nhân gây bệnh?

Read More