10 November 2022

0 bình luận

Bát giác phong

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bát giác phong

Tên tiếng việt: Bát giác phong, Thôi chanh, Thôi ba, Tông da

Tên khoa học: Alangium chinense (Lour.) Harms

Họ: Thôi chanh (Alangiaceae)

Công dụng: Rễ bát giác phong chữa  phong thấp, đau mỏi, tê liệt, đau lưng do làm việc quá nhiều, vết thương do đánh đập, còn dùng chữa tâm thần phân liệt.

 

 

Mô tả

  • Cây gỗ to, cao 4 – 8m, có thể hơn.
  • Cành mọc nằm ngang, cành non có nhiều lông màu hung, cành già nhẵn, màu nâu hoặc đen nhạt.
  • Lá mọc so lem phiến mỏng hình bầu dục, đôi khi có cạnh hoặc thùy ở gần đầu lá, gốc hơi hình tim lệch, đầu nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới đôi khi có lông, gân nổi rõ, hai gân bên tỏa từ gốc lá; cuống lá ngắn có màu đỏ.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim phân đôi, lá bắc dễ rụng,  hoa màu trắng, bao hoa mấu 6 – 8 gồm đài hình đầu, có răng ngắn, cành hoa dài và hẹp khi nở.
  • Quả hạch, hình trái xoan hoặc gần hình cầu, phía trên có vết tích của đài.
  • Mùa hoa quả tháng 6 -8

Phân bố sinh thái

  • Bát giác phong là cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm, phân bố ở Trung quốc, Triều tiên và Nhật bản. Ở việt nam, loài này thường chỉ gặp ở các vùng núi phía bắc với độ cao phân bố tới 2000 m. Cây ưa sáng và ưa khí hậu ẩm mát, thường mọc ở ven rừng, bờ mương hoặc sát chân núi. Cây có thể rụng lá (không hoàn toàn) vào mùa đông, ra hoa quả nhiều hàng năm, song hiếm thấy mọc tập trung trong các quần thể tự nhiên.

Bộ phận dùng

  • Rễ thu hái vào mùa hạ, thu dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học

  • Rễ bát giác phong chứa dl – anabasin, neonicorn, veroterpin

Tính vị và công năng

  • Bát giác phong có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng khư phong, trừ thấp, thư càn, hoạt lạc, tán ứ, chỉ thống.

Công dụng

  • Rễ bát giác phong chữa  phong thấp, đau mỏi, tê liệt, đau lưng do làm việc quá nhiều, vết thương do đánh đập, còn dùng chữa tâm thần phân liệt (Trung quốc)
  • Ngày dùng 3 – 6 g, sắc nước uống.

Chú ý: Bác giác phong có độc, liều dùng cần khống chế chặt chẽ. Không  dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em và người già ốm yếu.

Bài thuốc

1, chữa viêm thấp khớp:

  • Rễ bát giác phong rửa sạch, thái mỏng, ngâm rượu trắng với tỷ lệ 1:3 trong vòng 20 ngày, cứ cách 1 ngày lắc đều 1 lần. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 ml.

2, Thuốc giãn cơ trong phẫu thuật ngoại khoa

  • Rễ bát giác phong (9g), nước 150ml đun sôi 20- 30 phút, uống trước khi phẫu thuật ½ giờ. Chủ yếu dùng cho tiểu phẫu thuật và khi rạch da cần dùng thêm thuốc gây tê tại chỗ.

3, Chữa tâm thần phân liệt

  • Bột rễ bát giác phong, mỗi lần uống 1.5 – 2.4 g. Ngày uống 2 lần. Không được dùng quá liều.

4, Chữa mất ngủ

  • Bột rễ bát giác phong, mỗi lần uống 0.5 – 1.0g. Ngày 2 -3 lần. Uống trước khi đi ngủ.

5, Chữa bán thân bất toại

  • Bát giác phong (4.6g) ninh với thịt gà ăn trong ngày

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More