10 November 2022

0 bình luận

Bầu đất

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bầu đất

Tên tiếng việt: Bầu đất, Kim thất

Tên khoa học: Gynura procumbens (Lour.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Cacalia procumbens Lour.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Thuốc điều kinh, ho khạc ra máu, đái dắt, đái buốt, khí hư, bạch đới, điều kinh, trẻ em đái dầm, đổ mồ hôi trộm, đau thận (cả cây).

 

Hình ảnh cây bầu đất

  • Tên khác: rau lúi, khảm khon (Thổ), thiên hắc địa hồng, dày chua lè, chi angkam (Campuchia).
  • Tên khoa học: Gynura sarmentosa DC.
  • Thuộc họ: Cúc Asteraceae (Compositae).

Mô tả cây

  • Bầu đất là một loại cỏ có nhiều cành, thân rất nhẵn, trong như mọng nước. Lá hình trứng tròn hay tù ở đáy lá, nhọn ở đầu, hơi có răng nhỏ ở mép, dài 3-8cm, rộng 0,5-1,5cm, rất nhẵn, mọng nước, cuống ngắn. Phiến lá trên mặt màu xanh thẫm trông như đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó có tên: Thiên hắc, nghĩa là trời (ý nói mặt trên) có màu đen, địa hồng nghĩa là mặt dưới màu hồng.
  • Cụm hoa hình đầu màu vàng cam, mọc thành ngù kép, lá bắc ngoài hình sợi, dài 6mm, lá bắc phía trong 8-12 chiếc, dài 15mm, hơi khô xác ở mép.
  • Quả bế hình trụ, nhẵn, có 10 sống.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây bầu đất được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, từ Nam đến Bắc, miển núi cũng như miền xuôi.
  • Người ta dùng toàn cây, thường dùng tươi.

Tính vị, công năng

Bầu đất có vị cay, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh hoạt lạc, tiêu thũng, chỉ thống, tiêu viêm, giảm ho

Công dụng và liều dùng

  • Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Nhiều nơi nấu canh ăn như rau.
  • Thân và lá thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc để chữa sốt trong các bệnh sởi, scaclatin, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, lỵ và những bệnh về thận.
  • Ngày dùng 30-40g hay hơn dưới dạng thuốc Chữa đau mắt; Lá rửa sạch, thêm vài hạt muối, sắc giã nhỏ đắp lên mắt đau.

Bài thuốc có bầu đất

  • Chữa phụ nữ viêm bàng quang mạn tính, khí hư, bạch đới: Bầu đất, thổ tam thất, ý dĩ sao (mỗi thứ 10-15g) sắc nước uống ngày 2 lần.
  • Chữa đái bón, đái buốt, đái dầm: Bầu đất (40-80g cây tươi) nấu canh ăn hoặc sắc nước uống
  • Chữa vết thương phần mềm: Lá bầu đất tươi, giã nát đắp tại chỗ

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More