10 November 2022

0 bình luận

Bèo tây

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bèo tây

Tên tiếng Việt: bèo tây, bèo Nhật Bản, lộc bình.

Tên khoa học: Eichhornia crassipes Solms

Thuộc họ: Pontederiaceae (Bèo tây)

Công dụng: chữa mụn nhọt, mưng mủ.

 

 

 

Hình ảnh cây bèo tây

Mô tả cây

  • Cây thảo, sống nổi ở nước hay những nơi ẩm ướt. lá mọc thành hình hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, trông giống như chiếc lọ lộc bình. Đây là một cây được nhập vào nước ta từ 1905 (không rõ từ nước nào), nhưng mọc lan rất nhanh khắp nơi, do đó nhân dân gọi là bèo Nhật Bản hay bèo tây để chỉ nguồn gốc ngoại lai, khác với cây bèo cái vốn sẵn có lâu đời ở nước ta.
  • Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa không đều, màu xanh nhạt, dài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng 6 nhị, 3 dài, 3 ngắn. Bầu thượng 3 ô đựng nhiều noãn. Quả nang.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Như trên đã nói, cây không có ở nước ta. Được đưa vào trồng ở nước ta 1905 để làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh.
  • Chỉ từ mấy năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở Miền Nam nước ta nhân dân dùng toàn lá cây này giã nát với ít muối trắng đắp lên những vết sưng tấy hay bị viêm có kết quả tốt. Thường chỉ dùng tươi. Hái quanh năm không phải chế biến gì khác.

Thành phần hoá học

Toàn cây chứa 92,6% là nước , protid 2,9%, gluxit 0,9%, xơ 22%,tro 1,4mg%, calci 40,8mg%, phosphor 0,8mg%, caroten 0,86 mg%, vitamin C 20mg%.

Thành phần vô cơ trong cây là Si02, Ca, Mg,K, Na,Cl,Cu,Mn,Fe. Trong lá có Ca,Fe,P,Mg,Zn,Cu,Na,K,S. Ngoài ra còn có caroten, các vitamimn B1,B2,E,B6,B12, A, caroten và protein , acid béo tự do , đường acid amin.

Công dụng – liều dùng

  • Chỉ mới thấy dùng đắp bên ngoài khi bị đau (mụn nhọt, vết thương) thì hái một nắm bèo tây rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khô thì lại thay miếng đắp khác. Ngày thay hai hay ba lần.
  • Thường những vết tấy rút rất nhanh. Nếu chưa nung mủ thường sẽ tan, nếu đã nung mủ rồi thời gian nung mủ rút ngắn, chóng vỡ hay chóng trích được hơn.
  • Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam, nhân dân thường dùng cây bèo Nhật Bản đắp lên những nơi sưng tấy, viêm loét do các chất độc hoá học của giặc gây ra, có nhiều kết quả tốt.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More