béo phì có giảm cân không, béo phì giảm cân, béo phì giảm cân nhanh, béo phì giảm cân tại nhà, béo phì khi giảm cân, béo phì sau giảm cân, béo phì và cách giảm cân, người béo phì giảm cân hiệu quả, những người béo phì giảm cân thành công, trẻ em béo phì giảm cân
Hiện nay Việt Nam đang trở thành một trong những nền kinh tế đạt tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Kinh tế càng phát triễn, đời sống người dân cũng ngày càng được nâng cao. Thế nhưng chưa kịp vui mừng vì điều này thì chúng ta lại phải đối mặt với một vấn đề nan giải là THỪA CÂN. Cân nặng, tỉ lệ nghịch với các vấn đề về sức khỏe. Nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể trở thành “đại dịch” gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Làm sao biết mình đang THỪA CÂN ?
WHO khuyên dùng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) để xác định tình trạng cân nặng. Được tính bằng cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (mét).
BMI = W : H2 (W: cân nặng-kg, H: chiều cao-mét)
Phân loại
BMI
Nhẹ cân (CED)
<18,5
Tình trạng ổn định
18,5-22,9
Thừa cân
23
Tiền béo phì
23-24,9
Béo phì độ I
25-29,9
Béo phì độ II
30
Bảng phân loại thừa cân và béo phì khuyến nghị cho các nước châu Á
Dấu hiệu để nhận biết tình trạng thừa cân béo phì là sự gia tăng trọng lượng cơ thể. Đặc biệt, khối lượng mỡ tích tụ ở phần đùi, bụng, eo, ngực, bắp tay, bắp chân,… tăng lên một cách rõ ràng.
Tình trạng tích lũy mỡ quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Cũng giống như bệnh đái tháo đường tuýp II, nếu không được ngăn chặn, kiểm soát kịp thời, bệnh béo phì cũng sẽ trở thành “đại dịch” mới của thế giới.
Bệnh béo phì sẽ kéo theo nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, bệnh về tiêu hóa và cả một số loại ung thư. Những nghiên cứu gần nhất đã chỉ ra rằng, người bị bệnh béo phì sẽ bị giảm tuổi thọ và chất lượng sống một cách đáng kể.
Nguyên nhân gây ra thừa cân béo phì?
Dưới đây là những nguyên nhân béo phì phổ biến mà bạn cần biết để phòng ngừa nguy cơ béo phì, đảm bảo cho một cơ thể luôn khỏe đẹp:
1. Béo phì do ăn uống chưa đúng cách
Chế độ ăn uống chính là những yếu tố hàng đầu tác động đến trọng lượng và sức khỏe của chúng ta và đó cũng chính là lý do phổ biến nhất gây ra bệnh béo phì. Những người có chế độ ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,… sẽ dẫn tới thừa năng lượng và tích tụ, dần trở thành thừa cân, béo phì.
2. Béo phì do thường xuyên căng thẳng
Có thể bạn chưa biết nhưng sự căng thẳng và lo âu cũng là một trong những “thủ phạm” gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Cụ thể, sự căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cơ thể tạo ra peptit và chính hợp chất này sẽ thúc đẩy việc hình thành các khối mỡ, đặc biệt là những khối mỡ vùng bụng.
Nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa căng thẳng và béo phì đã cho thấy những kết quả khá rõ ràng. Cùng một chế độ ăn giàu năng lượng nhưng những người hay lo lắng, buồn phiền sẽ có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi những người vui vẻ, lạc quan.
3. Béo phì do ăn thực phẩm gluten
Gluten được cho là nguyên nhân béo phì và cũng chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Những phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, khi nội tiết tố bị mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố sẽ dễ gặp phải tình trạng béo phì do thực phẩm gluten.
Gluten là một loại carbonhydrate khiến cơ thể dễ bị tăng cân và gặp phải một số tình trạng như táo bón, ăn không tiêu, viêm ruột. Gluten là chất có nhiều trong bánh mì, các loại mỳ ống, pizza, hay các loại bánh ngọt,…
4. Béo phì do tình trạng rối loạn chuyển hóa
Những người có vấn đề về tâm lý hay mắc các bệnh về đường hô hấp dễ bị rối loạn chuyển hóa. Khi bị rối loạn chuyển hóa lipid (do hệ thần kinh và nội tiết tố điều khiển) sẽ khiến cơ thể có xu hướng tích tụ nhiều mỡ và gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, những đối tượng bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên cũng dễ bị thừa cân, béo phì.
5. Béo phì do gen di truyền
Gen FTO được cho là loại gen gây thèm ăn và tăng nguy cơ bị tiểu đường, béo phì. Nếu bố mẹ bị béo phì thì con cái cũng có nguy cơ béo phì cao hơn so với những trường hợp khác.
6. Béo phì do lười vận động
Cơ thể dung nạp thức ăn và tạo ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất. Nếu những năng lượng này không được sử dụng hết nó sẽ hình thành mỡ thừa, tích tụ lại cơ thể và gây béo phì. Chính vì thế, những người lười vận động có nguy cơ rất cao đối với thừa cân, béo phì, đặc biệt ở vùng mông, đùi, bụng.
Vậy làm thế nào để giảm cân?
Giải pháp GIẢM CÂN đang là đề tài thu hút rất nhiều người tham gia tìm hiểu và nghiên cứu. Tùy theo kế hoạch giảm cân ra sao sẽ có phương pháp tương ứng. Nhưng theo quan điểm của người viết thì cách giảm cân tốt nhất phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:
Đạt được mục tiêu giảm cân đã đề ra.
Đảm bảo hàng ngày cơ thể vẫn khỏe mạnh để làm việc.
Vẫn có thể thưởng thức được những món ăn khoái khẩu: Thức ăn không chỉ mang tính bổ dưỡng mà còn là truyền thống, văn hóa, niềm vui và ăn uống là một cách mạnh mẽ để mang lại nguồn dinh dưỡng và niềm vui trong cuộc sống.
Kiểm soát bữa ăn hàng ngày nhưng không được bỏ quên giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Không giảm cân quá nhanh vì tồn tại nhiều rủi ro nguy hiểm cho cơ thể, ngoài ra việc giảm cân nhanh sẽ không tạo được thói quen ăn uống lành mạnh.
Dưới đây là một số bí quyết nhỏ giúp ai cũng giảm cân thành công.
1. Ăn cả 3 bữa chính
Ăn cả 3 bữa sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ăn uống vượt quá tỷ lệ vì nhịn ăn một bữa Sẽ khiến cơ thể cảm thấy đói trước thời hạn. Ví dụ như cơ thể thiếu bữa sáng sẽ làm giảm tỷ lệ trao đổi chất khoảng 1-5 phần trăm, có thể dẫn đến tăng 4kg mỗi năm.
2. Uống một cốc nước trước bữa ăn
Hãy ăn ít năng lượng hơn trước bằng cách trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một bát canh rau, hoặc ăn một đĩa rau luộc… để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Không nên “tiếc của” ăn cố mà nên thực hiện khẩu hiệu “thà lãng phí còn hơn béo phì”.
Hãy tham khảo thêm phương pháp uống nước tốt cho cơ thể nhé.
3. Phải có tinh bột trong bữa ăn
Cơ thể con người cần rất nhiều chất dinh dưỡng để hoạt động, trong đó có tinh bột là nhóm cung cấp năng lượng chính. Thiếu đi nhóm chất này, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điều cần quan tâm là ta nên tiêu thụ như thế nào cho hợp lý.
Các loại tinh bột rất tốt cho cơ thể như gạo lứt, gạo huyết rồng, mì sợi nguyên cám, bánh mì đen…vừa giúp giảm cân, vừa giúp duy trì năng lượng hoạt động cho cơ thể. Hạn chế tinh bột trong khẩu phần ăn sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, việc loại bỏ hẳn tinh bột ra khỏi thực đơn là hoàn toàn sai.
4. Ăn nhiều rau xanh, củ, quả, hạt… vì chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin, và khoáng chất.
Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt, khi ăn nên ăn cả quả hạn chế vắt nước (các loại quả như cam, quýt) vì ăn cả quả cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón.
Thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc, đều có hiệu quả trong việc kiểm soát cân nặng. Nó cũng là một loại thực phẩm cung cấp carbohydrate phức tạp, là một chất dinh dưỡng rất có lợi cho cơ thể.
Các loại chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, kéo dài thời gian hấp thụ đường (glucose) từ thực phẩm bạn ăn. Điều này giúp kiểm soát sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Chất xơ hòa tan cũng liên kết với các axit béo, đẩy chúng ra khỏi cơ thể và giúp giảm cholesterol LDL (có hại).
Phụ nữ trẻ muốn giảm cân để có kết quả lâu dài nên hạn chế lượng ăn các loại hạt và chỉ khoảng 30 gam mỗi ngày. Một vài loại hạt được khuyến khích ăn nhiều như hạt điều, đậu phộng và quả óc chó.
5. Ăn đủ protein
Các chất đạm (Protein) như thịt, cá, trứng, sữa,… là sản phẩm cung cấp protein dạng tổng hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng trên Thế giới đều cho rằng thực đơn khoa học áp dụng để giảm cân cần có chế độ ăn giàu protein. Bởi vì nhóm chất sẽ giúp cơ thể đẩy mạnh lượng calo đốt cháy bằng cách gia tăng tốc độ trao đổi chất, đồng thời còn làm giảm cảm giác thèm ăn.
Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển. Nó cũng góp phần vào sự phát triển của các bộ phận khác nhau của cơ thể. Ngoài ra, protein còn góp phần tăng cường và duy trì cơ bắp cũng như quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng. Chất này cũng giúp giải tỏa cơn đói rất tốt do đó ăn đủ protein cũng giúp bạn dễ cảm thấy no.
6. Nhai kỹ thức ăn
Nhai kỹ thức ăn từ từ và kỹ lưỡng sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hóa tốt thức ăn. Thói quen này cũng gửi tín hiệu đến não để nhận biết cảm giác no của cơ thể. Bạn nên nhai kỹ và duy trì ăn mỗi bữa chính trong khoảng 10 phút.
8. Giảm thức ăn có “mỡ ẩn”
Các loại đồ ăn chứa nhiều mỡ ẩn như kem, socola, bánh ngọt, đồ tráng miệng nhiều đường và nước cốt dừa. Nếu chị em có thể giảm lượng ăn vào sẽ rất tốt cho việc đánh bay mỡ thừa.
Nhưng chúng ta cần chú ý những chất béo tốt nên ăn như bơ, dầu ô liu, lạc, dầu dừa,.. Khi lên thực đơn giảm cân, nhiều người đã gạch bỏ hẳn chất béo này ra khỏi khẩu phần ăn. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Chúng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hấp thu protein. Hơn nữa, vitamin cần phải có chất béo để hòa tan vào máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, nhóm chất này còn giúp cân bằng nồng độ đường máu và insulin, nhờ đó giảm được nguy cơ bị béo phì.
8. Tránh ăn sữa ngọt, các thức ăn, đồ uống năng lượng rỗng, nên uống cà phê hoặc trà
Kem béo là thực phẩm không cung cấp protein, canxi và các vitamin khác với cơ thể theo bất kỳ cách nào. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích sử dụng sữa không chứa đường hoặc sữa tách béo để thay thế.
Thức ăn năng lượng rỗng có đường, nước ngọt,… Một thìa cà phê đường sẽ bổ sung năng lượng thừa cho cơ thể khoảng 16 kilocalories và khiến cơ thể béo lên nhanh chóng. Do đó, hãy nói lời tạm biệt với thức ăn, đồ uống năng lượng rỗng.
Việc tiêu thụ caffein có trong cà phê hoặc trà thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể của bạn. Theo những nghiên cứu mới nhất của Âu Mỹ, uống cà phê rất tốt cho tim mạch, tuần hoàn não, dạ dày, đường ruột, giúp ăn ngon, ngủ tốt nhưng với điều kiện không quá 5cc (5ml) cho 1 lần uống, 1 ngày tối đa 15cc (15ml).
9. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
Tập thể dục hàng ngày cũng có thể góp phần đốt cháy calo, tác động đến quá trình giảm cân và giúp kiểm soát cân nặng ổn định, cân đối. Quan trọng hơn, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cân tốt đồng thời cũng giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
10. Nên xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi khoa học
Thiếu ngủ có thể làm tăng nồng độ ghrelin (hormone gây đói) và giảm mức leptin (hormone no). Nói cách khác, ngủ không đủ giấc có thể khiến bạn đói và khó giảm cân hơn.
Ngoài ra cân bằng giữa công việc và giải trí lành mạnh cũng giúp giải tỏa căng thẳng, giảm bớt tăng cân béo phì.
Anh chị em cần chú ý những sai lầm khi thực hiện GIẢM CÂN
Nếu vẫn mắc các lỗi sai sau thì bạn khó lòng giảm được cân.
1. Đặt mục tiêu nhưng không thực hiện
Một trong những lỗi khiến việc ăn kiêng không hiệu quả là đặt mục tiêu nhưng không hành động. Điều này có nghĩa là nhiều người đặt mục tiêu rõ ràng về những loại thực phẩm nên ăn mỗi ngày nhưng lại không thực hiện theo kế hoạch và việc kiểm soát thực phẩm không diễn ra. Hoặc bạn đặt mục tiêu mỗi ngày tập thể dục 30 phút nhưng lại chỉ tập 5-10 phút hoặc không tập. Điều này dẫn đến cơ thể không thể giảm cân như mong muốn.
2. Cực đoan khi giảm cân
Chủ nghĩa cực đoan trong việc ăn kiêng cũng có tác động tiêu cực đến việc giảm cân. Một số người có thể duy trì chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt, chẳng hạn như hoàn toàn không ăn carbohydrate hoặc tập thể dục nặng trong 1 giờ mỗi ngày. Đây đều là những hành vi giảm cân rất cực đoan. Nó có khả năng gây căng thẳng cho cơ thể và lâu dài có thể khiến bạn chán nản. Cuối cùng, việc giảm cân không hiệu quả. Hãy nhớ rằng giảm cân cần có thời gian. Vì vậy, không nên khiến cơ thể rơi vào tình trạng quá căng thẳng.
3. Không xác định phương pháp rõ ràng
Phải xác định phương pháp kiểm soát chế độ ăn uống rõ ràng nếu các cô gái đặt mục tiêu giảm bao nhiêu kg cân nặng. Bạn phải tìm cách giảm cân bằng chế độ ăn kiêng hợp lý bao gồm tăng lượng rau và uống bao nhiêu nước và tuân theo những phương pháp đó với kỷ luật. Đặc biệt không tự ý giảm hay tăng lượng thức ăn quá đột ngột vì cơ thể không thích nghi kịp.
4. Kiềm chế ăn tất cả các món ăn yêu thích
Nếu ăn tất cả các món yêu thích, bạn sẽ bị tăng cân. Nhưng hạn chế ăn tất cả những món ăn yêu thích cũng sẽ khiến việc giảm cân của bạn không hiệu quả vì không ăn những thứ mà bạn thích dễ gây tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, giảm cân thông qua chế độ ăn kiêng sẽ mất nhiều thời gian. Nếu bạn không ăn tất cả các món ăn yêu thích của mình nghĩa là bạn sẽ phải hạn chế ăn những món yêu thích về lâu dài. Việc này được coi là tự hành hạ bản thân và có thể gây ra sự chán nản cũng như khiến việc giảm cân không đạt hiệu quả như mong muốn
5. Giảm lượng thức ăn quá nhiều hoặc nhịn đói để giảm cân
Nhiều người tin rằng giảm lượng thức ăn sẽ giúp giảm cân nhanh chóng do đó chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn mỗi ngày nhưng nếu bạn kiểm soát lượng thức ăn của mình theo cách này về lâu dài sẽ khiến cơ thể bị mất sức và bạn sẽ phải ngừng giảm cân vì không thể chịu được đói.
Ngoài ra, việc giảm cân không phụ thuộc vào việc chúng ta ăn bao nhiêu mà nó lại phụ thuộc vào những gì chúng ta ăn, vì thức ăn tiêu thụ đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất. Do đó, không nên giảm cân thông qua ăn kiêng hoặc cắt giảm lượng calo quá thấp. Vì khi cơ thể bị thiếu calo chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất của cơ thể và khiến bạn bị chậm lại. Do đó, nên chú ý đến thực phẩm và kiểm soát từng bữa ăn một cách hợp lý, đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể để bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng. Vì điều đó có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến quá trình giảm cân của chính bạn.
Nên giảm cân NHANH hay CHẬM?
Mọi người đều muốn giảm cân càng nhanh càng tốt, nhưng các chuyên gia thường khuyên nên giảm cân chậm và ổn định để duy trì kết quả lâu dài và ít rủi ro cho sức khỏe. Vậy giảm cân quá nhanh có hại NHƯ THẾ NÀO?
1. Giảm cân nhanh là gì?
Theo nhiều chuyên gia, giảm từ 1 – 2 pound (tương đương 0,45 – 0,9kg) mỗi tuần là tốc độ lành mạnh và an toàn. Mất nhiều cân nặng hơn thế được coi là quá nhanh và có nguy cơ khiến bạn mắc nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm mất cơ, sỏi mật, thiếu hụt dinh dưỡng và giảm trao đổi chất.
Khi mới bắt đầu một kế hoạch ăn kiêng hoặc tập thể dục, bạn có thể giảm hơn 2 pound (0,9 kg) trong tuần đầu tiên. Trong giai đoạn đầu, việc giảm cân nhanh là hoàn toàn bình thường. Trọng lượng bạn giảm được lúc này được gọi là “trọng lượng nước / giảm nước”.
Khi bạn tiêu thụ ít calo hơn lượng calo đốt cháy, cơ thể bắt đầu thâm nhập vào nguồn năng lượng dự trữ glycogen. Glycogen trong cơ thể liên kết với nước, vì vậy khi bạn đốt cháy glycogen để làm nhiên liệu, cơ thể cũng giải phóng lượng nước. Đây là lý do tại sao bạn có thể sụt cân nhanh trong tuần đầu tiên. Đến khi cơ thể đã sử dụng hết lượng glycogen dự trữ, mức giảm cân của bạn sẽ ổn định ở 1 – 2 pound (0,45 – 0,9 kg) mỗi tuần.
2. So sánh giảm cân NHANH & CHẬM
Giảm cân chỉ là một nửa của quá trình, điều quan trọng thực sự là duy trì được cân nặng sau khi giảm. Sau khi ngừng chương trình ăn kiêng thì hầu hết những người theo chế độ ăn kiêng trước đó đều tăng lại một nửa số cân đã giảm chỉ sau 1 năm. Tệ hơn nữa, gần như tất cả đều quay lại mức cân nặng cũ sau 3 – 5 năm.
Các chương trình giảm cân chậm thường giúp bạn xây dựng các thói quen ăn uống lành mạnh và an toàn hơn giảm cân nhanh, như ăn nhiều trái cây và rau, uống ít đồ uống có đường hơn… Những điều này có thể giúp bạn giảm cân lâu dài. Đó là lý do tại sao các chuyên gia thường đề xuất giảm cân với tốc độ chậm nhưng ổn định. Hầu hết nghiên cứu cho thấy những người giảm cân chậm và ổn định có nhiều khả năng duy trì kết quả lâu dài.
3. Tác hại của việc giảm cân quá nhanh
Chế độ ăn kiêng thúc đẩy giảm cân nhanh thường rất ít calo và chất dinh dưỡng. Điều này khiến bạn có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt nếu bạn tuân theo chế độ ăn kiêng giảm cân cấp tốc trong nhiều tuần.
Mất cơ: Một chế độ ăn uống rất ít calo có thể giúp bạn giảm cân nhanh chóng, nhưng phần lớn trọng lượng giảm được là từ cơ bắp và nước.
Làm chậm quá trình trao đổi chất
Giảm cân quá mức có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn. Sự trao đổi chất quyết định lượng calo bạn đốt cháy mỗi ngày. Trao đổi chất chậm hơn có nghĩa là bạn đốt cháy ít calo hơn mỗi ngày. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giảm cân nhanh bằng cách ăn ít calo cũng khiến bạn đốt cháy ít hơn 23% calo mỗi ngày.Hai lý do khiến quá trình trao đổi chất giảm khi thực hiện chế độ ăn rất ít calo là: mất cơ và giảm hormone điều chỉnh sự trao đổi chất, chẳng hạn như hormone tuyến giáp. Thậm chí sự sụt giảm trao đổi chất này còn kéo dài đến sau khi bạn kết thúc quá trình ăn kiêng.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Nếu không ăn đủ calo thường xuyên, bạn có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nguyên nhân là do chế độ ăn ít calo khó tiêu thụ đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, folate và vitamin B12.
Một số hậu quả của việc thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm:
Rụng tóc: Khi ăn quá ít calo, cơ thể bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của tóc, dẫn đến rụng tóc.
Mệt mỏi: Chế độ ăn uống rất ít calo có thể khiến bạn không nhận đủ sắt, vitamin B12 và folate. Do vậy, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và thiếu máu.
Chức năng miễn dịch kém: Không nhận đủ calo và chất dinh dưỡng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Xương yếu và giòn: Có thể do thiếu quá nhiều vitamin D, canxi và phốt pho trong chế độ ăn uống.
Sỏi mậtSỏi mật là những mảnh vật chất cứng hình thành bên trong túi mật. Đây có thể là một tác dụng phụ của việc giảm cân quá đà.Thông thường, túi mật tiết ra dịch tiêu hóa để phân hủy thức ăn béo. Nếu bạn không ăn nhiều túi mật sẽ không phải làm nhiệm vụ này. Sỏi mật có thể hình thành khi các chất bên trong dịch tiêu hóa bị ứ đọng và có thời gian liên kết với nhau. Sỏi mật khi mắc kẹt bên trong lỗ mở của túi mật, gây đau dữ dội và khó tiêu.
Các tác dụng phụ khácGiảm cân nhanh bằng chế độ ăn kiêng rất ít calo có liên quan đến một số tác dụng phụ khác, bao gồm:
Đói
Mệt mỏi
Cáu gắt
Cảm thấy lạnh
Chuột rút cơ bắp
Chóng mặt
Táo bón hoặc tiêu chảy
Mất nước.
Có nên đếm CALO khi thực hiện giảm cân không?
Nhiều người hiện đang áp dụng phương pháp đếm calo từ những thực phẩm cơ thể tiêu thụ hàng ngày để giảm cân. Chính vì thế họ cũng rất căng thẳng khi lựa chọn thực đơn trong những kỳ nghỉ dài ngày.
Đếm calo không phải là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Khi chỉ dựa vào việc đếm calo, bạn sẽ không bao giờ học cách lắng nghe tín hiệu đói và no của cơ thể. Trong khi lắng nghe cơ thể mới được xem là phương pháp tốt để giảm cân.
1. Calo là gì?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), calo là một đơn vị năng lượng chính xác. Chất béo là loại thực phẩm chứa nhiều calo nhất mà chúng ta ăn, với khoảng 9 kilocalories (kcal) mỗi gam. Carbohydrate và protein mỗi loại có khoảng 4 kcal mỗi gam. Ở mức độ cơ bản nhất, ăn ít calo hơn mức cơ thể đốt cháy sẽ giúp giảm cân.
Trước đây, nghiên cứu cho thấy năng lượng khoảng 3.500 calo tương đương với khoảng 0,45kg chất béo. Vì vậy, nếu đốt cháy hoặc cắt giảm 500 calo mỗi ngày dẫn đến giảm 0,45kg/tuần. Nhưng điều này không đúng với tất cả mọi người vì hầu như không thể biết chính xác một người cần bao nhiêu calo. Nó phụ thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, tuổi, mức độ hoạt động và cân nặng. Ngoài ra nghiên cứu thực hiện cho người Âu, Mỹ thể trạng to khỏe hơn người châu Á rất nhiều.
2. Đếm calo có giúp giảm cân?
Nếu muốn đạt được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, đếm calo là một trong những chiến lược khả thi. Nếu bạn đang làm điều đó theo cách thúc đẩy sự thâm hụt calo, bạn sẽ giảm cân. Nhưng không phải lúc nào nó cũng thúc đẩy việc đưa ra những lựa chọn lành mạnh nhất hoặc hài lòng nhất. Nếu không cẩn thận, nó có thể phản tác dụng.
Hãy nhớ rằng, đếm calo không phải là cách duy nhất để giảm cân và nó không phải là một phương pháp thực hành phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, những người có tiền sử rối loạn ăn uống nên tránh sử dụng biện pháp này. Đếm calo phản tác dụng đối với hầu hết mọi người, nếu áp dụng phương pháp này chỉ nên trong khoảng thời gian ngắn hạn. Vì nếu chỉ đếm calo, chế độ ăn uống có thể sẽ thiếu vi chất dinh dưỡng.
3. Có nên tiếp tục đếm calo khi thực hiện GIẢM CÂN?
Đếm calo không thiết thực cho cuộc sống hàng ngày
BS. Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: Hầu hết thời gian, chúng ta không ăn trong những trường hợp có thể theo dõi mọi thành phần, sử dụng cốc đo lường hoặc thậm chí biết thực sự có gì trong món ăn. Thông thường, những người đếm calo nghiêm ngặt sẽ cố gắng tránh hoàn toàn các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, hoặc hạn chế ăn để tránh cho bản thân “đi chệch hướng”. Nếu quyết định tham gia, họ sẽ cảm thấy bối rối vì không có các kỹ năng cần thiết để điều hướng lựa chọn thực phẩm.
Không coi trọng giá trị dinh dưỡng
Với phương pháp đếm calo, bạn có thể ăn 2.000 calo bất cứ thứ gì mà không nhất thiết phải biết thành phần dinh dưỡng của 2.000 calo nói trên. Lượng calo đó có thể là từ thực phẩm đã qua chế biến, đóng gói hoặc thực phẩm nguyên hạt.
Ngoài ra, việc đếm lượng calo cũng có thể khiến bạn tránh các thực phẩm giàu dinh dưỡng vì chúng nhiều calo. Thay vì xem một quả bơ hoặc một số ít hạt điều như một món ăn bổ dưỡng, bạn có thể bắt đầu xem chúng như những thực phẩm có hàm lượng calo cao cần tránh.Điều này không chỉ hướng dẫn bạn cách ăn thực phẩm bổ dưỡng một cách sai lầm hoặc bạn sẽ “sợ” một số loại thực phẩm chỉ đơn giản là vì hàm lượng calo của chúng.
Đếm calo có thể dẫn đến hành vi rối loạn ăn uống
Với những người thực hiện tính calo, họ vô tình có “mối quan hệ” không lành mạnh với thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể tự biểu hiện thông qua các hành vi ăn uống bị rối loạn như bỏ bữa, ám ảnh cân nặng, mất kiểm soát với thức ăn…Khi bạn đang đếm calo, bạn quá tập trung vào việc ăn một lượng calo cụ thể mỗi ngày, điều đó có thể khiến bạn phải liên tục suy nghĩ về các lựa chọn thực phẩm của mình. Việc kiểm soát thức ăn của mình như vậy cuối cùng sẽ khiến bạn cảm thấy mất kiểm soát hơn.
Nó khiến bạn bỏ qua nhu cầu của chính mình
Cơ thể gửi tín hiệu để cho chúng ta biết cụ thể những gì chúng ta cần duy nhất. Các tín hiệu đói và no là cách cơ thể cho bạn biết cơ thể cần gì để cảm nhận và hoạt động tốt nhất. Điều này có thể là nó cần nhiều thức ăn hơn để cung cấp năng lượng (cảm thấy đói) hoặc phần thức ăn bạn đã ăn quá nhiều (cảm thấy bị nhồi).
Khi chúng ta không phù hợp với những dấu hiệu này, chúng ta có thể dễ dàng ăn quá nhiều hoặc ăn thiếu vì thay vào đó chúng ta đang tuân theo các hướng dẫn khẩu phần nghiêm ngặt.
Sẽ gây tăng cân nếu không tiếp tục duy trì
Nhiều người cho rằng sẽ chỉ đếm calo trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi đạt được trọng lượng mục tiêu của mình. Sau đó sẽ thực hiện những thói quen ăn uống mới, có thể duy trì được.Đây là một sai lầm vì nếu bạn sử dụng những thói quen hạn chế để đạt được một trọng lượng cụ thể, thì trọng lượng đó sẽ không thể duy trì được đối với bạn trừ khi bạn tiếp tục với những thói quen hạn chế đó.
Không giải quyết được vấn đề cơ bản
Đa số người thực hiện đếm calo là đang thực hiện kế hoạch tăng cân hoặc giảm cân. Mặc dù việc đếm calo có thể giúp bạn điều chỉnh cân nặng tạm thời, nhưng đó là một giải pháp ngắn hạn, không giải quyết vấn đề cơ bản.
Mang lại niềm vui và sự sảng khoái khi trải nghiệm đồ ăn
Thức ăn không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn là truyền thống, văn hóa, niềm vui và thực phẩm là một cách mạnh mẽ để mang lại nguồn dinh dưỡng và niềm vui trong cuộc sống. Trong khi đó, rất nhiều chế độ ăn kiêng hoàn toàn bỏ qua yếu tố niềm vui này.Chúng có thể khiến bạn coi thức ăn như một phương tiện để kết thúc. Hoặc khiến bạn “mong chờ” vào lần tiếp theo khi bạn có thể ăn thực phẩm mà bạn đã hạn chế. Điều này chắc chắn gây ra rất nhiều căng thẳng và đặt khá nhiều năng lượng tinh thần vào những gì bạn nên hoặc không nên ăn.
LỜI KẾT
GIẢM CÂN là nhu cầu thiết yếu của rất nhiều người. Nhưng trước khi thực hiện bạn cần có đủ kiến thức và có cái nhìn khách quan để lựa chọn cho mình một phương pháp đúng đắn nhất.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể tìm được cách giảm cân ưng ý cho bản thân mình. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết, nếu thấy hay hãy chia sẻ cho những người khác nữa nhé.
5 (1) Bạn hiểu gì về nước ? Nước chiếm phần lớn trong cơ thể con người, trong khoảng 50 – 70%. Tỷ lệ phần trăm trung bình thực tế của nước trong cơ thể con người thay đổi theo giới tính, tuổi tác và cân nặng. Thường thì cơ thể của nữ giới sẽ