10 November 2022

0 bình luận

Bình bát

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bình bát

Tên tiếng việt: Bình bát

Tên khoa học: Annona reticulata L.

Họ: Annonaceae (Na)

Công dụng: Chữa kiết lỵ, diệt côn trùng (Quả, hạt). Lá làm thuốc tẩy giun, chống viêm.

 

Cây bình bát hay còn gọi là Cây nê, đào tiên có tên khoahọc là Annona reticulata L. Toàn cây bình bát có vị chát, có độc đặc biệt là hạt và vỏ thân, có tác dụng sát trùng. Quả xanh có tác dụng làm se, trừ lỵ, trị giun.

 Cây bình bát – Annona reticulata L

  • Tên khác: Cây nê, Đào tiên.
  • Tên khoa học: Annona reticulata L.
  • Tên nước ngoài: Bull’s heart, bullock’s heart, alligator apple, netted custard apple (Anh); annone coeur – de – boeuf, annone en réseau, mamilier, petit corossole (Pháp).
  • Họ: Na (Annonaceae).

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 5 – 7m. Cành non có lông, cành già nhẵn. Lá mọc so le, hình mác thuôn, dài 12 – 15 cm, rộng 4 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, bóng, mặt dưới có ít lông tơ, gân lá nổi rõ; cuống lá có lông.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá, 2 – 4 hoa màu vàng; đài gồm 3 phiến hình tam giác, mặt ngoài có lông; tràng có 2 vòng, cánh hoa hẹp, 3 cánh ngoài to, dày, có lông tơ. 3 cánh trong nhỏ. nhắn; nhị nhiều, trung đới kéo dài; bầu gồm những lá noãn có lông.
  • Quả kép hình tim, có từng ô 5 góc mờ, khi chín màu vàng hoặc vàng pha đỏ, thịt qủa màu trắng hoặc ngã vàng, ăn được.
    Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 7- 8.

Bộ phận dùng

Hạt, lá và rễ

Thành phần hóa học

  • Hạt bình bát chứa nhiều acetogenin: reticulatain – 1, reticulatain – 2, reticulacin, uvariamicin III, diepoaeticanin – 1, dieporeticanin – 2, dieporeticenin, trieporeticanin, reticulatamol, squamocin, roliniastatin I và nhiều chất thuộc nhóm N – acyltryptamin béo.
  • Squamocin có độc tính với côn trùng trưởng thành Callosobruchus chinensis.
  • Lá có các acetogenin: annoreticuin – 9 – on, squamon, solamin, annomonicin, roliniastin – 2, anoreticuin, isoanoreticuin.
  • Vỏ thân chứa các acetogenin: reticulacinon, roliniastatin – 2, các diterpen: acid (-) – kaur -16 – en – 19 – oic, acid 16a – hydroxy – (-) – kauran 19 – oic.
  • Vỏ thân và vỏ rễ có các alcaloid: oxoushinsunin, anonain, michelalbin, reticulin, assimilobin, 3 – hydroxynomuciferin, anomontin, methoxyannomontin.
    Anomontin có độc tính đáng kể đối với tế bào.
  • Rễ có các alcaloid aequalin, assimilobin, liriodenin, norushinsunin. Trong quả xanh có chứa các sesquiterpenoid và acid kaur 16 – en -19 oic
    (CA 123: 107.755 k, CA 122: 101546 a, CA 122: 239.416 q, CA 120: 187.224 n; CA 113: 188.067 f, CA 120: 102.024 z, CA 120: 73.383 h, CA 117: 66.630 w, CA 112: 175.639 y, CA 109: 107.699 f, CA 117: 108.176 k)

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Acid kaur – 16 – en – 19 – oic có tác dụng ức chế sự phát triển của Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus và Mycobacterium smegmatis, nhưng không có tác dụng với Candida albicans, Aspergillus niger, Trichophyton mentagrophytes và Helminthosporium sp. nên có tác dụng chữa lỵ và nhiễm khuẩn hô hấp.

2. Tác dụng diệt côn trùng: Sesquiterpenoid trong quả xanh có tác dụng diệt côn trùng, ấu trùng; điều này chứng minh tác dụng trừ sâu bọ, diệt chấy rận của bình bát.

3. Tác dụng độc với tế bào: Hai acetogenin mới là annoreticuin và isoannoreticuin, chiết được từ bình bát thu ở Đài Loan, có tác dụng độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư phổi ở người A – 549, ung thư kết tràng ở người HT – 29, ung thư mũi hầu ở người KB, và ung thư bạch cầu dòng lympho ở chuột nhắt trắng P – 388.

Tính vị, công năng

Toàn cây bình bát có vị chát, có độc đặc biệt là hạt và vỏ thân, có tác dụng sát trùng. Quả xanh có tác dụng làm se, trừ lỵ, trị giun.

Quả bình bát chín ăn được, nhưng không ngon như na hoặc mãng cầu xiêm, vì vị hơi chát, ít ngọt và không thơm. Quả xanh (8 – 12g) thái mỏng phơi khô, sắc uống chữa sốt, tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp.
Hạt bình bát có thể chữa tiêu chảy, kiết lỵ, nhưng độc, nên thường chỉ dùng ngoài. Lấy hạt, giã nát, nấu nước đặc rồi gội đầu để trừ chấy, ngâm quần áo để trừ rận, hoặc để diệt trừ sâu bọ. Hạt đốt ra tro, trộn với dầu dừa, bôi chữa ghẻ. Vỏ thân cũng có tác dụng như hạt, nhưng kém hơn và ít độc hơn. Lá giã nát, ép lấy dịch cũng được dùng trừ chấy rận cho người và gia súc.

Ở Philippin, vỏ rễ và rễ con cây bình bát được dùng chữa sốt. đau bụng, viêm lợi, đau răng

Chú ý: Cây có độc, tránh để nước của các bộ phận của cây bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm. Nhựa cây bình bát có tính chất kích ứng ngoài da, có thể giải độc bằng dịch quả chanh.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More