10 November 2022

0 bình luận

Bồ Bồ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bồ Bồ

Tên tiếng Việt: Bồ bồ, Chè cát, Nhân trần, Chè nội, Nhân trần hoa đầu

Tên khoa học: Adenosma indiana (Lour.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Manulea indiana Lour.

Họ: Scrophulariaceae (Hoa mõm chó)

Công dụng: Chữa cảm, nhức đầu, sát trùng, viêm gan vàng da, phụ nữ sau khi sinh kém ăn (cả cây sắc uống). Còn dùng chữa viêm ruột, tiêu hóa kém, đau dạ dày.

 

Mô tả

  • Cây thảo, sống một năm, cao 20 – 60cm. Có nhiều lông. Thân hình trụ. cứng, mọc đứng, đơn hoặc phân nhánh. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 2 – 6 cm, mép có răng cửa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới; cuống ngắn.
  • Cụm hoa mọc thành bông, thường có hình cầu, bao bọc bởi tổng bao nhiều lá bắc dạng lá. Ở bên dưới, có lông như len màu trắng, đài có 5 răng nhọn, gần đều, tràng màu xanh lơ nhẵn, có ống dài hơn đài, môi trên nguyên, môi dưới dài bằng môi trên, chia 3 thùy gần bằng nhau, thùy giữa lõm ở đầu; nhị đính ở 1/3 phía trên của ống tràng, bầu nhẵn.
  • Quả nang nhãn, hình trứng, dài 3 – 4 mm. Có mũi nhọn ngắn; hạt nhỏ, nhiều.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.
  • Ở miền Nam, nhân dân dùng tên bồi bồ để gọi cây thạch Xương bồ. Chú ý tránh nhầm lẫn.

Phân bố, sinh thái

  • Chi Adenosma Br, gồm một số loài là cây thảo, thường sống một năm, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á, với tổng số khoảng 15 loài. Ở Việt Nam có 7 – 8 loài, trong đó 3 loài được dùng làm thuốc.
  • Bồ bồ là cây ưa sáng và có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc thành đám trên các vùng đồi thấp và bờ nương rẫy ở vùng trung du phía bắc. Có nhiều ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hoá, và Quảng Ninh. Hiện nay chưa thấy cây mọc ở những tỉnh phía nam. Cây còn phân bố ở Nam Trung Quốc. Ấn Độ và Malaysia.
  • Hàng năm, cây bồ bồ con mọc từ hạt thường thấy vào khoảng cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. Cây mọc nhanh, sau 2 tháng đã bắt đầu có hoa, quả. Đến đầu mùa thu, sau khi quả già, cây bắt đầu tàn lụi. Hạt giống phát tán ra xung quanh, tồn tại qua đông trên mặt đất đến cuối mùa xuân năm sau mới nảy mầm.

Cách trồng

  • Bồ bồ chủ yếu được khai thác từ nguồn mọc hoang ở các tỉnh trung du. Gần đây, do nhu cầu sử dụng ngày một tăng, nguồn hoang dại ngày một cạn kiệt, nên một số nơi đã bắt đầu trồng thử nghiệm.
  • Ngoài đất đồi gò ở trung du, các loại đất ở đồng bằng đều có thể trồng được bồ bồ
  • Bồ bồ được nhân giống bằng hạt trong vườn ươm, Sau đó đánh ra trồng ở ruộng sản xuất. Thời Vụ gieo hạt tốt nhất là từ 1 đến 15 tháng 3. Đất vườn ươm cần được cày bừa, vơ hết cỏ và đập kỹ, sau đó lên thành luống cao 15 – 20 cm, rộng 60 – 80 cm. Sau khi san bằng mặt luống, nếu đất khô, cần tưới ẩm mặt luống trước khi gieo. Nên trộn hạt với cát hay đất ẩm để gieo cho đều. Gieo xong, dùng rơm rạ phủ lên mặt luống và tưới đủ ẩm hàng ngày. Hạt nảy mầm sau 8 – 10 ngày. Lúc này cần dỡ bỏ rơm rạ, tiếp tục chăm sóc thêm 20 – 30 ngày. Khi cây cao 15 – 20cm, đánh đi trồng. Việc chăm sóc vườn ươm chủ yếu là giữ ẩm và sạch cỏ. Sau khi dỡ rạ, có thể tưới thúc một lần bằng nước phân chuồng.
  • Đất để trồng cây bồ bồ con cần chọn nơi cao ráo, tiện tưới, tiêu, được cày bừa kỹ, lên thành luống cao 15 – 20 cm, rộng 80 – 100cm và bón lót với 15 – 20tấn/ha phân chuồng hoại mục. Phân có thể rải đều trên mặt ruộng trước khi lên luống hoặc bón theo rạch trên mặt luống. Cây con được trồng với khoảng cách 15 x 15 cm hay 15 x 20cm. Trồng đến đậu tưới ngay đến đó. Mặc dù bồ bồ có khả năng chịu hạn cao. nhưng ở thời kỳ đầu, cây vẫn cần được bảo đảm đã đủ ẩm để bén rễ.
  • Thời gian sinh trưởng của bồ bồ tương đối ngắn. Sau khi trồng được 100 – 115 ngày, đã thu hoạch nên cần chăm sóc, bón thúc sớm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, Trung bình, cứ 20 ngày bón thúc một lần, mỗi lần từ 200 đến 270kg urê cho 1 ha, tập trung vào 2 tháng đầu. Có thể rắc phân xa gốc và tưới nước cho tan hết phân, nhưng an toàn nhất là hòa tan phân (2 – 3%) rồi mới tưới cho cây. Khi bón thúc, cần kết hợp làm cỏ, xới xáo.
  • Bồ bồ hay bị sâu xám hại cây con, sâu cuốn lá, sâu xanh hại lá.
  • Vào tháng 6 – 7, khi cây ra hoa được khoảng 2/3 thì có thể thu hoạch. Có thể cắt lấy phần trên mặt đất hoặc nhổ cả cây đem phơi khô dưới nắng nhẹ. Năng suất thân lá khô trung bình đạt từ 2 đến 2,5 tấn/ha.

Bộ phận dùng

Thân cành mang lá, hoa đã phơi khô.

Thành phần hóa học

  • Bồ bồ chứa 0.7% tinh dầu, saponin, glucosid và 1,67% kalinitrat (F. Guichard và cs 1939).
  • Bồ bồ mọc ở Ấn Độ có 1% tinh dầu với các thành phần 5L – Mопоtегреп, 2 D sesquiterpen trong đó cό Thế có 38,5% cineol và L- limonen (PV. Nair. 1950).
  • Bồ bồ chứa acid clorogenic, acid neoclorogenic acid cafeic, 17 – methyl    5 – 8 androsten 3, 17 diol. 0,80% tinh dầu ở phần trên mặt đất, 2,15% ở lá. 0.82 Ở hoa. Tinh dầu bổ bổ chứa 33,5%. L – fenchon 22.6% L – limonen, 11,6% humulen, 5.9% cineol. fenchol, oxyd piperiton, sesquiterpen (Lê Tùng Châu, 1986).
  • Ngoài ra, cây còn chứa saponin triterpen và flavonoid.

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng diệt giun: Tinh dầu và nước cất từ bồ bồ có tác dụng diệt giun đất, giun đũa và giun móc. Giun đất sau khi tiếp xúc với thuốc sẽ quằn quại trong vòng 10 – 15 phút rồi chết, còn giun đũa phải sau 2 – 3 giờ mới chết.
  • Tác dụng lợi mật:Thí nghiệm trên chuột, cao cồn, cao nước và tinh dầu chiết từ bồ bồ có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, trong đó, dạng cao cồn. Có tác dụng mạnh nhất. Cao cồn và tinh dầu bồ bồ còn có tác dụng tăng cường công năng thanh thải độc của gan.
  • Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù bàn chân chuột do tiêm nhũ dịch kaolin và trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy dưới da sợi amian, bồ bồ đều có tác dụng chống viêm rõ rệt, tham gia vào tác dụng chủ yếu này là những thành phần tan trong cồn và tan trong nước, còn tinh dầu không có tác dụng chống Viêm.
  • Tác dụng kháng khuẩn:  Cao cồn và cao nước của bồ bồ có tác dụng ức chế sự phát triển của các khuẩn Shigella dysenteriae, Sh. shigae, Staphylococcus aureus 209 P νà Streptococcus hemolyticus S 84..
  • Đối với dạ dày:bồ bồ có tác dụng làm giảm rõ rệt sự phân tiết dịch vị, giảm độ acid tự do và acid toàn phần. Trên mô hình gây loét dạ dày thực nghiệm ở chuột cống trắng, bồ bồ có tác dụng làm giảm gây loét một cách rõ rệt.
  • Độc tính: Trên súc vật thí nghiệm, đã dùng liều cao gấp 20 lần liều có tác dụng. súc vật vẫn sống an toàn, chứng tỏ bồ bồ không độc.

Tính vị, công năng

Bồ bồ có vị cay, hơi đắng, mùi thơm, tính ôn nhẹ có công năng khử phong, giải biểu, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hoá.

Công dụng

  • Bồ bồ được dùng chữa sốt, cảm cúm, viêm gan vàng da, tiêu hóa kém, viêm ruột, đau bụng, thuốc kích thích ăn ngon cho phụ nữ sau khi đẻ.
  • Liều dùng : 15 – 30g/ngày, sắc nước uống.

Bài thuốc có bổ bổ

  • Phòng và chữa, cảm cúm: Bồ bồ (15g), sắc nước uống thay chè.
  • Chữa tiêu hóa kém, đi ngoài, đầy bụng, sốt ho, đau đầu: Bồ bồ (15 – 30g) sắc nước uống trong ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More