10 November 2022

0 bình luận

Bọ chó

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bọ chó

Tên tiếng việt: Bọ chó, Búp lệ á.

Tên khoa học: Buddleja asiatica Lour.

Họ: Buddlejaceae

Công dụng: Ho, hen, sốt rét, trúng độc, lá tắm ghẻ (cả cây). Đau mắt (Hoa). Rễ chữa mụn nhọt, phong thấp, sởi, gãy xương. Cây độc, gây sảy thai, khi dùng phải cẩn thận.

 

 

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 1-2 m hoặc hơn. Cành có lông thưa màu vàng nhạt và lông tuyến. Lá mọc đối, hình trứng thuôn, gốc hẹp, đầu nhọn, dài 7 – 18 cm, rộng 1,5 – 4,5cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng, mặt trên sẫm nhẵn, mặt dưới rất nhạt, có ít lông. Cuống lá dài khoảng 1cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy, ít phân nhánh gồm nhiều xim; lá bắc hình sợi; hoa trắng, đài 4 răng, có lông ở mặt ngoài, dính nhau ở phía gốc, dài bằng 1/2 tràng, tràng 4 cánh nhẵn, hàn liển, inhi 4, dính vào tràng ở nửa trên, bầu nhẵn.
  • Quả nang, hình trứng thuôn, dài 5-6 mm; hạt hình thoi, có cánh.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

Phân bố, sinh thái

  • Chi Buddleja L., chưa được nghiên cứu kỹ ở Việt Nam, ước tính có 3 – 5 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Bọ chó là loài cây của vùng nhiệt đới châu Á. Cây phân bố rộng rãi ở Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, bọ chó phân bố phổ biến từ Tây Nguyên đến các tỉnh ở khu V, khu IV và tất cả các tỉnh thuộc vùng núi và trung du Bắc Bộ.
  • Bọ chó là cây ưa sáng, mọc nhanh, thường thấy trong các quần hệ cây bụi ở đồi hay trên đất. Sau nương rẫy. Cây có thể mọc lẫn với những cây gỗ nhỏ ở ven rừng, rừng thứ sinh do khai thác. Độ cao phân bố từ vài chục mét đến 1300 m, có khi gần 1500m (Sa Pa, Bát Xát – Lào Cai). Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên từ hạt tốt, nên có những chỗ cây mọc khá tập trung, gần như thuần loại. Cành và lá cây bọ chó thường được cắt làm phân xanh.

Bộ phận dùng

  • Hoa, lá non, cành và rễ
  • Hoa thu hái vào mùa Xuân, lúc chưa nở, phơi khô, Những hoa màu tro ở dạng nụ, có lông mịn, là loại tốt.

Thành phần hóa học

  • Chất màu vàng trong búp và hoa bọ chó tan được trong nước, bền màu với nhiệt và ánh sáng.
  • Bọ chó chứa glucosid kết tinh hình kim màu vàng trắng gọi là buddlein hay buddleo glucosid, là một flavonoid glucosid.-
  • Một số hợp chất flavonoid đã được Li Jiaoshe. Zhao Yuying phân lập từ hoa bọ chó và xác định là acacetin, apigenin, luteollin, linarin (acacilin), luteollin 7 – O – rutosid, luteolin -7-O-glucosid, cosmosiin. Một hợp chất mới là neobudofficid được xác định cấu trúc là 5,7 dihydroxy 4′ – O – methoxyflavon – 7 – O – α – L – rhamnopyranosyl (1 -> 2) – (α – L- rhamnopyranosyl (1 -> 6)) – β – D – glucopyramosid (CA. 127, 1997, 202902 x).
  • Zhang Huyi, Pan Pingxian đã phân lập các phenyi propanoid glycosid từ nụ hoa là Verbascosid. cistanosid, B hydroxyaceosid poliomosid, echinacosid Và martynosid. Các chất này có hoạt tính ức chế sự tăng sản tế bào in vitro (CA-126, 1997, 314813 e)
  • Matsuda Hideaki, Cai Hong nghiên cứu các sản phẩm thuốc chống đục thủy tinh thể chế từ hoa bọ chó thấy có tác dụng tốt lên aldose reductase. Các thành phần trong chế phẩm gồm luteolin, luteolin 7 – O – β – D – glucopyranosid, apigenin và acacetin 7 – O – α – L- – Rhamnopyranosyl (6 – 1) β – D – glucopyranosid. (CA. 123, 1995, 188488 a).
  • Trong hoa bọ chó sản xuất ở Trung Quốc, Ding. Ning, Yahara Shoji đã phân lập được 2 triterpenoid glucosid mới là mimengosid A. (I) và B (II) cùng với acetosid. (CA. 117, 1992, 14284s).
  • Wang, Bin, Li Jiaoshe nghiên cứu thành phần có tác dụng kháng khuẩn trong hoa bọ chó đã tách được các chất sau từ phần chiết ether dầu: olean – 13 (18) ene – 3 – one – § amyrin; euph – 8 – 24 – dien – 3 – yl acetat (butyrospermyl acetat); α spinasterol; glactiol; và acid vanillic. (CA. 127, 1997, 188231 u).
  • Houghton, Petter J. Hikino Hiroshi đã nghiên cứu dịch chiết của 3 loài Buddleja dùng trong y học cổ truyền chứa bệnh gan, đã tách được 5 hợp chất iridoid. 2 phenylpropanoid glucosid và một flavonosia glucosid. Hai chất iridoid mới được xác định cấu trúc là I và II.
  • Theo Trung dược từ hải (TDTH III, 2252, 619). Ngoài những chất trên bọ chó còn có catalpol. Catalposid, acteosid và echinacosid.

Tính vị, công năng

  • Hoa và lá bọ chó có vị đắng, cay, mùi thơm. Tính ấm, có độc, có tác dụng tán hàn, tiêu đờm, tán kết.

Công dụng

  • Hoa và lá bọ chó được dùng chữa ho, hen, sốt rét, sưng lách, ứ máu bầm tím, ra máu xấu sau khi sinh đẻ, hóc xương cá. Ngày dùng 1 – 2g, dâng thuốc thuốc bột. Kiếng kỵ. Người suy nhược toàn thân, táo bón, bí đái không nên dùng.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More