10 November 2022

0 bình luận

Bọ mẩy

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bọ mẩy

Tên tiếng việt: Bọ mẩy, Đại thanh, Nữ trinh bọ nẹt, Đắng cẩy, Lẹo đực, Mạy kì cáy (Tày), Co khỉ cáy (Thái)

Tên khoa học: Clerodendrum cyrtophyllum Turcz

Họ: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)

Công dụng: Chữa suy nhược, tê thấp, ban, sởi, lị (Lá sắc uống). Ghẻ (Lá nấu tắm). Còn chữa trẻ em bị bại liệt, phụ nữ bị rong kinh, băng huyết, viêm não B.

 

 

Hình ảnh cây bọ mẩy

  • Còn gọi là đại thanh, đắng cay, mẩy kỳ cáy, thanh thảo tâm, bọ nẹt
  • Tên khoa học Clerodendrum cyrtophyllum Turcz (Clerodendron amplius Hance, Clerodendron formosanum Maxim, Cordia venosa Hemsl.)
  • Thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, cành tròn, lúc non có lông sau nhẵn. Lá hình mác đầu nhọn, phía cuống cũng nhọn hay hơi tròn, hai mặt đều nhẵn, màu xanh lục sẫm, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, gân nổi rõ ở mặt dưới.
  • Cụm hoa hình ngù chùy, nhẵn, mang những nhánh hoa thưa, màu trắng, đôi khi màu hồng. Đài và tràng hoa có lông. Nhị thời dài gấp 2 lần ống hoa. Nhụy có vòi dài bằng hay gần bằng nhị, núm xẻ hai. Qủa nhỏ bọc trong đài (hình)

Phân bố, thu hái chế biến

  • Mọc hoang khắp nơi trong nước ta, còn mọc tại Lào, Campuchia, Trung quốc, hay ưa đồi đất đỏ
  • Thường hái toàn cây, bỏ rễ đem về phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì, hoặc chỉ sao vàng cho thơm.

Thành phần hóa học

  • Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ chúng tôi thấy có ancaloit

Công dụng và liều dùng

  • Chỉ mới thấy dùng trong phạm vị nhân dân. Thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh nở, sao vàng sắc uống cho ăn ngon cơm, chóng lại sức. Ngày dùng từ 10-15g
  • Một vài vùng thường hái lá non về nấu canh ăn
  • Nhân dân tỉnh Hồ nam Trung quốc dùng bọ mẩy chữa sốt phát ban, viêm amy đan, cổ họng, lỵ trực trùng.

Chú thích:

Cho đến nay cây này chưa được chính thức đưa vào khai thác ở nước ta. Nhưng một số tỉnh đã thu mua rễ cây này và bán với tên đại cốt bì. Đây là một sự nhầm lẫn cần tránh (xem vị địa cốt bì)

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More