10 November 2022

0 bình luận

Bòi ngòi tai

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bòi ngòi tai

Tên khoa học: Hedyotis auriculata L.

Họ: Cà phê (Rubiaceae)

Công dụng: chữa cảm sốt, viêm họng, ho, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, sưng đau vú, eczema.

Mô tả

  • Cây thảo khỏe, mọc sum suê, sống hằng năm, hóa gỗ ở gốc. Cành non có bốn cạnh nhẵn hoặc có lông nháp, màu lục nhạt, cành già hình trụ, màu xám nhạt.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 3 – 8 cm, rộng 1 – 2,5 cm, gốc tròn hoặc hơi thuôn, đầu có mũi nhọn, mặt trên nhăn hoặc nháp, mặt dưới hơi có lông và có gân nổi rõ, cuống lá dài 2 -7 cm, lá kèm xẻ thùy, có lông.
  • Hoa mọc tụ tập ở kẽ lá thành hình cầu, dài 4 – 6 cm; hoa màu trắng, đài có 4 răng hình giáo, có lông, ống đài dài 0,75 mm, có ít lông; tràng 4 cánh tròn, ống tràng dài 1,5 mm, có lông ở họng: nhị 4, đính ở họng tràng, bao phấn đính lưng, bầu 2 ô, nhiều noãn,
  • Quả khô, hình cầu, đường kính 1,25 – 1,5 mm, có đài tồn tại, nhẵn, hạt 6 – 8, có cạnh.
  • Mùa hoa quả: tháng 7 – 10.

Phân bố, sinh thái

Bòi ngòi là tên gọi chung của một số loài thuộc chi Hedyotis, trong đó có loài trên.

Bòi ngòi tai là loại cây thảo phân bố tự nhiên rải rác khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du. Cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc thành khóm hay từng đám nhỏ lẫn với những cây bụi nhỏ khác ở ven đồi, trên nương rẫy. Bòi ngòi tai được coi là loại cỏ dại ảnh hưởng đến cây trồng nên thường bị loại bỏ.

Bòi ngòi tai ra hoa quả nhiều hàng năm; khả năng mọc cây con từ hạt tốt. Ngoài ra, sau khi bị cắt, các phần còn lại của cây vẫn khả năng tái sinh cây chồi.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Cây bòi ngòi tai chứa 2 alcaloid hedyotin, auricularin.

Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,29%. Các thành phần khác là alizarin acid oxalic, đường khử, chất màu, tanin, albumin [The Wealth of India V, 1959], [Võ Văn Chi, 1997, Trung dược từ hải III, 1997].

Tác dụng dược lý

Cao chiết toàn phần cây bòi ngòi tai có tác dụng ức chế co thắt hồi tràng cô lập của chuột lang gây ra bởi acetylcholin và histamin

Tính vị, công năng

Bòi ngòi tai có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng

Bòi ngòi tai được dùng chữa cảm sốt, viêm họng, ho, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ. Liều dùng: 16 – 30g cây khô bỏ rễ, sắc nước uống. Dùng ngoài, cây tươi giã nát đắp hoặc nấu nước ngâm rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, sưng đau vú, viêm mủ da, eczema.

  • Ở Malaysia, lá bòi ngòi tai luộc chín được xát lên các chỗ đau ở cơ thể hoặc đắp lên da nứt nẻ.
  • Ở Ấn Độ, nước sắc lá, cao lá, hoặc lá tươi nghiên nát được dùng thống trị bệnh đường ruột. Thuốc nhão từ lá có tác dụng làm dịu da, đắp chữa áp xe và vết thương.

Bài thuốc có bòi ngòi

Chữa sưng vú:

Bòi ngòi tai tươi 60g, giã nát, thêm rượu, chiết lấy dịch uống trong ngày, còn bã dùng đắp ngoài uống liên tục trong 4 ngày.

Chữa rết cắn:

Bòi ngòi tai 30g, đậu xanh 60g, sắc uống trong ngày.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More