10 November 2022

0 bình luận

Bòn bọt

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bòn bọt

Tên tiếng Việt: Bòn bọt, Bọt ếch, Chè bọt, Cây muối, Diện mật khuôn, Sắt cú phổ, ẩn mật (Tày), Xiệt áy đằng (Dao)

Tên khoa học: Glochidion eriocarpum Champ. ex Benth.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Chữa mụn nhọt, đái ra máu, ỉa chảy, ăn uống không tiêu (Cành lá sắc uống).

 

Mô tả cây

Bòn bọt là một cây nhỏ, lá mọc so le, cành non có màu đỏ tím, rất nhiều lông ngắn, trắng, cành già có màu xanh nhạt. Phiến lá nguyên hình trứng, thôn, đáy lá tròn, đầu láthuôn nhọn, dài 6-8cm, rộng 2-3cm, hai mặt phiến có lông ngắn, màu trắng, mặt dưới nhiều lông hơn, thoạt trông giống như lá mơ lông, cuống lá ngắn 1-1,5mm, có 2 lá kèm nhỏ hình như 2 gai nhọn, mềm. hoa rất nhỏ, đơn tính, mọc ở kẽ lá, thành cụm 3 hoa hay 4 hoa một, 1 hoa đực, 2-3 hoa cái. Hoa đực có cuống ngắn, màu trắng, dài 5mm; với 6 lá đài màu vàng nhạt. Đường kính của lá đài chỉ chừng 5mm, trên lá đài cũng có nhiều lông nhỏ màu trắng. Hoa cái không có cuống, nhỏ hơn. Quả hình bánh xe, khi chin có màu đỏ, 4-5 lá noãn. Mùa hoa vào các tháng 3-4

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang ở khắp nơi, nhưng hiện nay mới thấy khai thác ở Bắc giang. Hái cành và lá về phơi khô, để dành khi cần dùng đến. không cần chế biến gì đặc biệt

Thành phần hoá học

  • Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy có saponin, loại sterolic tannin. Những chất khác chưa rõ (Đỗ Tất Lợi, 4-1964)
  • Trong một loài bòn bọt Glochilion macrophyllum Benth., người ta chiết được friedelan 3-ol, glochidon C30H48O, glochidonol C30H48O2, glochidon C30H50O2, β sitosterol (J.Chem.Soc.(C) 1971, 1004 và Phytochemistry 1970, 9, 1099)

Công dụng và liều dùng

  • Có nơi dùng lá giã và vắt lấy nước uống, bã đắp lên vất rắn độc cắn, nếu chưa cứng hàm có thể nhai nuốt nước. chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Bệnh viện quân y 108 và Bệnh viên Bắc giang dùng chữa một số trường hợp phù thận do thiếu dinh dưỡng và phù suy tim có kết quả. Tuy những trường hợp theo dõi chưa nhi u nhưng cách dùng đơn giản, kết quả rất khả quan.
  • Cách dùng như sau: 100g lá bòn bọt khô, sắc với 900ml nước, cô còn lại 300ml. Ngày dùng trung bình 100ml nước sắc tương đương với hơn 30g lá khô. Đã dùng điều trị 11 trường hợp phù thận kinh, khỏi phù 9 ca, còn 2 ca chết do phù toàn thân có cổ trướng bị phù đi, phù lại nhiều lần, lâu ngày ure huyết đã lên tới trên 1g/lít: chữa 8 ca phù suy tim khỏi 3, không khỏi 4, 1 ca chết do bệnh tăng mạo vào viện đã nặng và chết sau 2 ngày vào viện. Điều trị 3 ca do phù thiếu dinh dưỡng, khỏi 3 ca. Các tác giả đã đi tới kết luận rằng bòn bọt có tác dụng lợi tiểu rõ rệt, đặc biệt trên phù phận kinh và phù do thiếu dinh dưỡng, làm phù rút nhanh chóng (thường có tác dụng từ ngày thứ 2-3 trở đi), sau khi rút hết phù, số lượng nước tiểu có rút xuống, nhưng không phù trở lại; trên phù thận sau khi khỏi phù trong nước tiểu vẫn còn những chất bất thường, tuy định lượng có giảm hơn so với lúc chưa điều trị. Phù suy tim cho kết quả thất thường. Đối với trường hợp suy tim mới, còn bù trừ được thì có kết quả, còn trong phù do suy tim lâu thì không thấy có kết quả. Thời gian rút phù trung bình là 15 ngày với những ca phù toàn thân, là 7 ngày đối với những ca phù nhẹ ở mặt và chân. Các tác giả nhận thấy không có biến chứng gì khác v lâm sang trong khi sử dụng bòn bọt (Lê Quang Mỹ và Huệ Liên, Bệnh viện Bắc giang, Y học thực hành 8-1963)
  • Cần chú ý nghiên cứu thêm

Chú thích:

Có tác giả xác định cây này là Glochidion velutium Wight. Cần phải kiểm tra lại

Trung Quốc còn dùng cây Glochidion puberum (L) Hutch, cùng họ cùng công dụng

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More