10 November 2022

0 bình luận

Bùng bục

10 November 2022

Tác giả: thuc


Bùng bục

Tên tiếng việt: Bục bục, Bông bét, Cây lá ngõa; Kok Po hou (Lào)

Tên khoa học: Mallotus barbatus Muell. et Arg.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Rễ Bùng bục chữa một số bệnh về đường tiết niệu có triệu chứng tiểu đục, chữa đau dạ dày, lở loét miệng. Chữa trĩ, sa tử cung.

 

 

Hình ảnh cây bùng bục

  • Còn gọi là bục bục, bông bét, cây lá ngõa Kok Po hou (Lào)
  • Tên khoa học Mallotus barbatus Muell. et Arg.
  • Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Mô tả cây

  • Bùng bục là một cây nhỡ, cao chừng 1,5-2m. Cành non có nhiều lông vàng nhạt. Lá mọc so le, phiến lá hình tim, đầu lá dài nhọn, phía cuống tròn hay thẳng góc với cuống, mép nguyên hay hơi thành 3 thuỳ cắt không sâu, dài rộng chừng 15-18cm, khi còn non mặt dưới có những lông trắng màu vàng nhạt, khi già có thể nhẵn. cuống dài có phủ lông trắng vàng
  • Mùa hoa vào tháng 4-5 ở miền Bắc, mùa quả vào đầu tháng 8-9. Hoa khác gốc, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, hoa đực dài và nhỏ hơn hoa cái. Bông hoa dài tới 20cm. quả có lông cứng to dài. Hạt màu đen, nhỏ, chỉ lớn hơn đầu đỉnh ghim một chút.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây bùng bục mọc hoang ở khắp các miền rừng núi nước ta.

Thành phần hóa học

  • Saponin triterpenoid pentacyclic, Coumarin, alcaloid.
  • Sơ bộ ta thấy trong hạt bùng bục có một chất sáp có thể dùng làm nến hay sáp

Công dụng và liều dùng

  • Rễ Bùng bục chữa một số bệnh về đường tiết niệu có triệu chứng tiểu đục, chữa đau dạ dày, lở loét miệng. Chữa trĩ, sa tử cung.
  • Hạt ép lấy dầu để thắp.
  • Tại Trung quốc người ta có dùng một loại bùng bục có tên khoa học là Mallotus japonicus Muell. et Arg. với tên địa phương là đã ngô đồng, đã đồng: vỏ thân cây này được dùng chữa nôn mửa, còn có tác dụng sát trùng, nấu cao dán lên mụn nhọt có tác dụng đỡ nung mủ và lên da non. Gần đây người ta còn thấy vỏ cây này có tác dụng giúp sự tiêu hoá, dùng chữa đau dạ dày và loét tá tràng có kết quả.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More