10 November 2022

0 bình luận

Cá mè

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cá mè

Tên tiếng Việt: Cá mè

Tên khoa học: Aristichthys nobilis Richardson - Hypophthalmichthys molitrix Sauvage

Họ: Cá chép (Cyprinidae)

Công dụng: Cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, trơn nhầy, có tác dụng bổ não, tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị.

 

 

Mô tả

Cả hai đều là cá nước ngọt, có thân dẹt bên, mình hơi dày, mắt to thấp, miệng rộng, tù ngắn, vểnh lên, nắp mang rộng, lớp vảy nhỏ màu trắng bạc, lưng màu thẫm, bụng xám trắng, vây đuôi chia hai thuỳ xiên bằng nhau. Khác nhau ở chỗ toàn thân cá mè hoa có những đốm đen lỗ chỗ như hoa, đầu to chiếm 1/3 chiều dài của thân, lưng màu xám đen. Còn cá mè trắng có đầu to trung bình, lưng màu xám xanh.

Phân bố, sinh thái

  • Cá mè hoa được nhập từ Trung Quốc và nuôi phổ biến ở các tỉnh phía bắc ở sông Hồng, sông Thao, sông Đà. Cá sống ở tầng giữa và tầng mặt, thích hợp với mặt nước rộng, ăn động vật nổi. Mùa sinh đẻ vào tháng 5- 6. Cá mè trắng có ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, là loại cá nuôi phổ biến, sinh trưởng nhanh, mau lớn, dễ đánh bắt.
  • Cá sống ở tầng mặt nước thoáng các ao, sông, hồ, đầm, ăn thực vật nổi. Hai loài thường được nuôi ghép với cá mè là cá chép, cá trắm cỏ.

Bộ phận dùng

Cá mè được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là phường ngư gồm thịt, mỡ và mật cá.

Thành phần hóa học

Mật cá mè chứa sterol tương tự như sterol trong mật cá trắm, cá chép.

Tính vị, công năng

Cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, trơn nhầy, có tác dụng bổ não, tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị.

Công dụng

  • Thịt cá mè ngon và béo. Người cao tuổi ăn cá mè đều đặn chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn. Sách thuốc cổ ghi thịt cá mè trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa 5 tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. Người đang có mụn nhọt kiêng ăn.
  • Chú ý không ăn gỏi cá mè hoặc cá mè nấu chưa chín kỹ vì người ta đã nghiên cứu thấy cá mè là loại cá có tỷ lệ mang ấu trùng sán lá gan cao nhất, khoảng 92%. Mỡ cá mè rán chảy, dùng chữa bỏng. Mật cá mè rút lấy nước, nhỏ tai trị viêm tai có mủ. Ở Trung Quốc, người ta dùng cá mè dưới dạng món ăn – vị thuốc để phục hồi sức khỏe cho những người bị suy nhược, sốt, chán ăn theo cách chế biến sau: Cá mè tươi (300g) đánh vảy, rửa sạch, bỏ đầu và xương, thái lát mỏng, nấu với khởi tử (30g). Thêm ít giá đỗ xanh, gừng tươi, lá khủ khỏi, rau mùi, rau cần, hành, hồ tiêu, muối. Ăn trong ngày.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More