10 November 2022

0 bình luận

Cá Nhám

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cá Nhám

Tên tiếng Việt: Cá nhám

Tên khoa học: Squalus brevirostris Tanaka - Heterodontus zebra Gray

Họ: Squalidae

Công dụng: Ăn cả cái lẫn nước (bỏ râu ngô) chữa bệnh đái đường. Gan cá nhám nấu với lá dâu non hoặc lá bìm bìm non, ăn chữa quáng gà. Dùng 5 -7 ngày. Dầu gan cá uống theo giọt có tác dụng bổ dưỡng

 

Mô tả

Thân to ở phần giữa, thuôn dần về phía đuôi. Đầu dẹt, mõm nhọn, miệng rộng hình cung. Lưng hơi nhô cao, màu xám nhạt, vây giữa lưng to, vây sau nhỏ. Bụng dẹt màu trắng có vây trước to. Vây đuôi có hai thuỳ, thuỳ trên dài hơn thuỳ dưới. Cá có kích thước từ vài chục centimet đến hàng chục mét và trọng lượng từ vài kilogam đến hàng chục tấn.

Phân bố, sinh thái

  • Cá nước mặn, phân bố ở khắp các biển và đại dương.
  • Ở Việt Nam, cá có nhiều ở vùng đảo Bạch Long Vĩ, Hòn Mê. Thường sống ở tầng sâu gần đáy, đôi khi lên tầng mặt. Ăn các loài cá nhỏ, động vật thân mềm, trôi nổi. Đẻ trứng hoặc đẻ con. Mùa sinh đẻ vào tháng 5- 8. Nhiều loài cá nhám có giá trị kinh tế và y học, thường được khai thác để lấy gan làm dầu cá (nhất là cá nhám voi và cá nhám kình), vây làm cước cá, thực phẩm đặc sản, thịt để ăn và da làm đồ mỹ nghệ.

Bộ phận dùng

Cá nhám được dùng làm thuốc với tên sa ngư gồm các bộ phận như thịt, gan và vây.

Thành phần hóa học

Thịt cá nhám chứa hàm lượng cao chất protid, 1,9% lipid trong đó, có 0,5% acid béo omega-3. Gan cá chiếm 10- 15% trọng lượng cơ thể của cá, chứa khoảng 50% dầu, có hàm lượng vitamin A và D cao hơn dầu gan cá thu.

Tính vị, công năng

Thịt cá nhám có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, tăng lực, trục ứ. Gan cá có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chống hư lao, bổ can tạng, làm sáng mắt. Vây cá có vị ngọt, mặn, ích khí, khai vị.

Công dụng

Theo các tài liệu cổ, cá nhám được dùng làm thuốc như cá giếc. Thịt cá nhám để tươi hoặc phơi khô ăn gỏi rất ngon. Thịt cá nhám (250g) nấu với râu ngô (25g) cho chín nhừ. Ăn cả cái lẫn nước (bỏ râu ngô) chữa bệnh đái đường. Gan cá nhám nấu với lá dâu non hoặc lá bìm bìm non, ăn chữa quáng gà. Dùng 5 -7 ngày. Dầu gan cá uống theo giọt có tác dụng bổ dưỡng như dầu gan cá thu. Dùng ngoài, da cá nhám tươi hoặc khô nấu với nước và ít muối cho đặc, bôi hàng ngày chữa ngón tay sưng đau và ngứa (Nam dược thần hiệu). Tia vây cá là đặc sản biển ăn ngon, được xếp hạng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More