10 November 2022

0 bình luận

Cá trê

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cá trê

Tên tiếng Việt: Cá trê, Cá trê đen

Tên khoa học: Clarias fuscus Lacépède

Họ: Cá trê (Clariidae)

Công dụng: Là món ăn- vị thuốc rất tốt cho cơ thể đang suy yếu, người mới ốm khỏi. Chữa sa dạ con, chữa viêm phế quản.

Mô tả

Thân dài, có da trần nhẵn, bóng. Đầu dẹt bằng, thân và đuôi dẹt bên, mang cá là một bộ phận đặc biệt gọi là hoa khế làm cho cá có thể sống trên cạn được lâu. Miệng rộng, hướng ra phía trước, có răng sắc nhọn, có 4 đôi râu dài, mắt nhỏ, lỗ mũi cách nhau khá xa. Vây lưng và vây hậu môn rất dài, các tia vây gần bằng nhau, vây đuôi tròn, vây ngực có tia gai ngắn, cứng, khía răng cưa, vây bụng nhỏ. Màu đen hoặc nâu đen, bụng nhạt hơn.

Phân bố, sinh thái

Cá nước ngọt, sống ở ao, hồ, ruộng nước có nhiều bùn, tối tăm. Về mùa đông, cá trê rúc trong bùn, nằm im tránh rét. Ăn tạp nhưng chủ yếu là động vật không xương sống nhỏ, cá con. Mùa sinh đẻ vào tháng 3-6.

Bộ phận dùng

Cả con còn tươi.

Thành phần hoá học

Cá trê chứa 16,5% protid, 11,9% lipid, 20mg% Ca, 21 mg% P, 1 mg% Fe, 0,1mgʻ% vitamin B, 0,04mg% B2, 1,4mg% PP và cung cấp 178 calo trong 100g thịt (Viện Dinh dưỡng).

Tính vị, công năng

Thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí.

Công dụng

Thịt cá trê om hay hầm là món ăn- vị thuốc rất tốt cho cơ thể đang suy yếu, người mới ốm khỏi. Cá trê giã nhỏ với lá cỏ xước, rồi nấu với lá vông nem, ăn cả cái lẫn nước chữa sa dạ con; với than quả bồ kết (0,5- 1g) lại chữa viêm phế quản.

Thuốc giải độc có cá trê (1 con) làm thịt, bỏ ruột, lấy chu sa đã thuỷ phi, tán bột mịn (1 g) rắc đều vào cá, nướng chín. Ăn với ít muối hoặc nước mắm làm 3– 4 lần trong ngày.

Cách thuỷ phi chu sa. Mài chu sa vào bát sứ. Dùng nam châm hút hết mùn sắt. Cho nước vào, khuấy đều, để lắng. Gạn bỏ nước trong. Lại thêm nước, khuấy đều, làm vài lần đến khi nước ở trên trong là được. Lấy cặn gói vào giấy màu đen, phơi nắng đến khô.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More