10 November 2022

0 bình luận

Cảo bản

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cảo bản

Tên tiếng Việt: Cảo bản, Hương cảo bản, liêu cảo bản

Tên khoa học: Ligusticum jeholense Nak. et Kitaga

Tên đồng nghĩa: Ligusticum sinense Oliv

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Công dụng: Chữa phong hàn, kinh nguyệt không đều, bán thân bất toại (Thân rễ). Dùng ngoài chữa ghẻ lở, mẩn ngứa, chốc đầu, trị gàu.

 

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 1 – 1,5m. Thân rễ ngắn. Thân mọc thẳng, phía gốc màu tím tía.
  • Lá mọc so le, kép hai lần lông chim, mép có răng cưa nhọn, hai mặt nhẵn; cuống lá dài, phần gốc phát triển thành bẹ to ôm thân.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá thành tán kép gồm 6 – 19 tán đơn dài ngắn không đều, mỗi tán đơn có 15 – 20 hoa nhỏ màu trắng.
  • Quả gồm hai phần quả dính nhau, hình thoi, mỗi phân quả dài khoảng 5 mm, có sống dọc, đầu bằng có vòi nhụy tồn tại.

Phân bố, sinh thái

Cảo bản là tên vị thuốc có nguồn gốc từ 2 loài Ligusticum sinensis Oliv. và L. jeholense L. thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Cả 2 loài này vốn mọc tự nhiên, sau được trồng ở Trung Quốc.

Ở Việt Nam, hiện còn phải nhập dược liệu cảo bản của Trung Quốc. Cây được trồng ở các tỉnh như Hà Bắc, Nội Mông, Cát Lâm, Sơn Tây.

Bộ phận dùng

Thân, rễ.

Thành phần hóa học

Rễ và thân chứa tinh dầu [Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 1999: 96), levistolid A, xiongterpen, acid linoleic, sucrose, daucosterol, acid ferulic và B sitosterol Zhang B – Sunf M – Chang RL – Zang H, Zong Yao Cai, 2009, May, 32(5) 710 – 2 (Articl in China)

Tác dụng dược lý

Độc tính cấp của tinh dầu cảo bản

Đã xác định độc tính cấp dùng uống cho chuột nhắt trắng, thấy tinh dầu cảo bản được chưng cất từ cây cảo bản tươi có liều chết trung bình là LD60 = 70,174 4,95 g/kg (Trung tây y kết hợp tạp chi, 1987, vol. 7, 12: 738: TDTH, 1997, III: 1628).

Tác dụng hạ huyết áp và giãn mạch

Nước sắc cảo bản hoặc cao chiết bằng ethanol của rễ và thân rễ cảo bản với liều tính theo dược liệu khô là 2 g/kg tiêm tĩnh mạch cho thỏ đã gây mê, thấy huyết áp hạ xuống. Với liều 2 g/kg tiêm tĩnh mạch không thấy có ảnh hưởng rõ trên mạch tại thỏ. Nhưng thí nghiệm trên tai thỏ cô lập, lại thấy hệ mạch tai thỏ giãn ra [Trung thảo dược. 1981, 12 (3): 17; TDTI, 1997, III: 1628]

Tác dụng kháng khuẩn

Nước sắc của thân rễ và rễ cảo bản khi thêm vào môi trường nuôi cấy, có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn kiểm định [Trung hoa bị phu khoa tạp chí, 1958, 6(3): 210: TDTH, 1997. III: 1628)

Tác dụng hạ sốt

Cảo bản có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, nên thường được dùng để điều trị cảm sốt, nhức đầu [Kee, 1999: 1961]

Tác dụng chống viêm, giam đau

Tinh dầu được cất từ toàn cây cảo bản tươi, cho chuột nhắt trắng uống với liều 7- 14 g/kg có tác dụng giảm đau, làm giảm số lần đau quặn bụng chuột khi tiêm vào phúc dung dịch acid acetic.

Tịnh vị, công năng

Rễ và thân rễ cảo bản vị cay, tính ấm, không độc, có công năng tán phong hàn, khu phong, táo thấp, chỉ thống. Tài liệu Trung Quốc cũng ghi: cảo bản vị cay hơi ngọt, tính ôn có công năng tán phong, khư hàn, chỉ thống.

Công dụng

Thân rễ và rễ cảo bản được dùng chữa cảm mạo, thấp khớp, đau nhức đầu, đau nửa đầu, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 3 – 6g sắc nước uống.

Thân rễ hoặc cây cảo bản tươi nấu nước, gội đầu cho sạch gầu, hoặc sắc lấy nước để tắm và giặt quần áo khi trẻ em bị ghẻ lở, chốc đầu, mụn nhọt.

  • Sách “Đạo tính bản thảo” ghi: cho cảo bản được các loại gió độc, cảm lạnh, lợi tiểu tiện, thông huyết, khỏi nhức đầu.
  • Sách “Dụng dược pháp tương” ghi: cảo bản trừ phong thấp nhiễm vào các cơ quan cơ thể, các chứng cảm mạo.
  • Sách “Chân châu nang” ghi: cảo bản chữa khỏi nhức đầu, đau màng óc, khí lạnh nhiễm cảm [Nguyễn Văn Quý, 2002: 123].
  • Theo “Dược tài đông y”, cảo bản được dùng chữa nhức đầu do cảm lạnh (phong hàn đầu thống); thoát vị, sưng phù do hàn (hàn thấp sản hà); đau bụng, ta chảy. Ngày dùng 2 – 8g. Dùng ngoài chữa ghẻ, chốc lở: lấy lượng vừa đủ, nấu sôi, lấy nước rửa chỗ bị bệnh [Lê Quý Ngưu, 1999: 6 – 7]

Bài thuốc có cảo bản

Chữa lắc đầu

Cảo bản 6g, xuyên khung 3g, phòng phong 5g, bạch chỉ 3g, tế tân 3g, cam thảo 3g, nước 600 ml, Sắc còn 200 ml chia 3 lần uống sau khi ăn lúc thuốc còn nóng.

Chữa hàn tà, đau đầu, ức óc

Cảo bản, khương hoạt, tế tân, xuyên khung, mỗi vị 3g, thêm thông bạch (hành củ) 2 củ sắc uống.

Chữa đầu có nhiều gầu

Cảo bản, bạch chỉ, hai vị lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Tối hôm trước sát hỗn hợp bột vào đầu, sáng hôm sau gội đầu, có thể sắc, lấy nước gội đầu.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More