10 November 2022

0 bình luận

Cát cánh

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cát cánh

Tên tiếng Việt: Cát cánh

Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.

Họ: Campanulaceae ( Hoa chuông)

Công dụng: Thuốc ho, tiêu đờm, viêm họng, hen suyễn khó thở, lỵ (Rễ).

Mô tả cây

  • Cát cánh là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm. Thân cao chừng 60cm- 90cm.
  • Lá gần như không có cuống; lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3- 4 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le, dài từ 3-6cm, rộng 1- 2,5cm.
  • Hoa mọc đơn độc hoặc thành bông thưa. Đài màu xanh, hình chuông rộng, dài 1cm, mép có 5 răng; tràng hoa hình chuông, màu lam tím hay màu trắng, đường kính 3-5cm.
  • Quả hình trứng ngược.
  • Mùa ra hoa: tháng 5-8. Mùa ra quả:  tháng 7-9.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được di thực vào nước ta. Trồng bằng hạt. Mọc khoẻ. Rễ to. Mọc hoang và được trồng ở Trung Quốc, Liên Xô cũ. Thường hái rể ở những cây đã sống 4-5 năm.

Hái vào mùa thu, đông hoăc mùa xuân. Mùa thu- đông tốt hơn. Sau khi hái về rửa sạch, cạo sạch vỏ ngoài phơi nắng cho khô.

Thành phần hoá học

  • Trong rễ cát cánh có chừng 2% kikyosaponin C29H48O11 là một chất saponin vô định hình. Kikyosaponin thêm axit và đun sôi sẽ cho kikyosapogenIn C23H38O5 và một phân tử galactoza. Ngoài ra còn có phytosterola C27H46O và inulin.
  • Sự nghiên cứu mới đây chứng minh trong lá, hoa, và thân, cành cát cánh đều có chứa saponin. Saponin này có tác dụng phá huyết mạnh hơn saponin trong rễ, kikyosapogenin có tác dụng phá huyết mạnh gấp 2 lần sapogenin của viễn chí (Polygala senega).

Tác dụng dược lý

  • Kikyosapogenin có tác dụng phá huyết, tiêu đờm và long đờm. Theo Trung Hoa y học tạp chí (1952) uống cát cánh thấy tác dụng tiêu đờm rõ rệt trên lâm sàng.
  • Dùng thuốc sắc 25% bán hạ, viễn chí và cát cánh (4ml= 1g) cho vào miệng chó đánh mê với liều 1g/1kg thể trọng, theo dõi sự phân tiết ở đường hô hấp thì thấy cát cánh có tác dụng tăng cường sự phân tiết ở đường hô hấp.
  • Tác dụng trừ đờm của cát cánh chủ yếu do chất saponin: Khi uống chất saponin gây kích thích niêm mạc cổ họng và dạ dày đưa đến phản xạ tăng phân tiết ở đường hô hấp làm cho đờm loãng ra và dễ tống ra ngoài.
  • Saponin của cát cánh có tác dụng phá huyết cao: Pha loãng 1/10.000 vẫn còn tác dụng phá huyết. Tác dụng phá huyết này mạnh gấp 2 lần saponin của viễn chí.

Công dụng và liều dùng

  • Chữa ho, ho có đờm hôi tanh. Ngày uống 3- 9g, dưới dạng thuốc sắc, Cấm dùng dưới dạng thuốc tiêm.
  • Theo tài liệu cổ, cát cánh có vị đắng, cay, tính hơi ôn„ vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế khí, tán phong hàn, tán ho, trừ đờm. Dùng chữa ngoại cảm sinh ho, cổ họng sưng đau, ngực đầy trướng đau, ho ra máu, mủ.
  • Những người âm hư mà ho thì không dùng được.

Đơn thuốc có cát cánh

1. Cát cánh cam thảo thang chữa ho tiêu đờm:

Cát cánh 4g, cam thảo 8g, nước 600ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày: Chữa ho, tiêu đờm (đơn thuốc của Trường Trọng Cảnh).

2. Đơn khác có cát cánh:

Cát cánh, kinh giới, bách bộ, mỗi vị 200g, cam thảo 60g, trần bì 100g. Các vị tán nhỏ trộn đều, ngày uống 3-9g bột này, chia làm 3 lần uống vào sau 2 bữa ăn và trước khi đi ngủ, mỗi lần 1-3g. Có thể chế thành cao lỏng.

3. Chữa cam răng, miệng hôi:

Cát cánh, hồi hương tán nhỏ trộn đều bôi vào nơi cam răng đã rửa sạch.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More