10 November 2022

0 bình luận

Cất hơi

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cất hơi

Tên tiếng Việt: Cất hơi, Đối diện thái, Cây tù tỳ, Cây trúng đồng, Lâm thảo, Phiắc cát hoi (Tày), Cất hoi

Tên khoa học: Drymaria diandra Blume

Họ: Caryophyllaceae (Cẩm chướng)

Công dụng: Thuốc giải nhiệt, lợi tiểu. Chữa băng huyết, viêm thận mạn tính, trẻ em bị tưa lưỡi, cam mồm, cam sài, trẻ em bị đan giật (cả cây sắc uống).

 

Mô tả

  • Cây thảo hằng năm, mọc bò, phân nhánh, mảnh, cao 20-30cm, thân dạng sợi mang những lá mọc đối nhỏ, hình tròn, nhẵn, dài 5-10 mm, thường rộng hơn dài.
  • Cụm hoa chùm, có lông dính, mọc ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu trắng; 5 lá đài dài 2-3,5mm, 5 cánh hoa chẻ đôi; 3 nhị.
  • Quả nang, dài 2-3mm, ngắn hơn đài, chứa 2-8 hạt hình thận màu nâu, dài khoảng 1mm.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Heba Drymariae Diandrae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc dại ở nhiều nơi, nhưng phổ biến ở vùng cao, trên các nương rẫy bỏ hoang và dọc theo các bờ nước, chỗ ẩm mát ven suối. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới khác. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây vào mùa hè – thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng

Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu. Dịch của lá ở Ấn Độ, được xem như là nhuận tràng và giải nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ngọn cây dùng làm rau ăn sống hay nấu canh, gọi là rau đồng tiền. Ở cộng hoà Trung Phi, dịch của cây lá tươi giã ra được sử dụng để điều trị tưa lưỡi. Ở nước ta, cây cũng dùng trị tưa lưỡi, cam mồm, trị băng huyết. Dân gian vẫn dùng lá vò ra uống để giải nhiệt, dùng trong trường hợp trẻ con đau giật (uống nước vò lá và lấy bã đắp vào thóp thở). Người ta còn dùng toàn cây nấu nước uống chữa cam sài trẻ con và dùng cho trâu ỉa cứt trắng. Ở Trung Quốc, Cất hơi được dùng chữa:

  1.  Viêm gan cấp tính, vàng da
  2. Đau mắt, sưng mắt
  3. Tiêu hoá kém, đau vùng thượng vị
  4. Viêm thận mạn tính, cổ trướng
  5. Sốt rét. Dùng ngoài chữa đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, rắn cắn.

Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Có thể dùng cây tươi giã chiết lấy nước hoặc vò ra lấy nước uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More