10 November 2022

0 bình luận

Cây Bã Thuốc

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây Bã Thuốc

Tên tiếng Việt: Bã thuốc

Tên khoa học: Lobelia pyramidalis Wal

Họ: Hoa Chuông (Campanulaceae)

Công dụng: Chữa mụn nhọt, áp xe (nhựa bôi). Rễ chữa bọ cạp đốt. Cây có độc, dùng phải cẩn thận.

 

 

 

 

 

Mô tả

  • Cây thảo sống dai cao 1-2,5m hay hơn; thân nhẵn, phân cành ở ngọn.
  • Lá mọc so le, hình ngọn giáo hẹp hay thuôn hay thon ngược, dài 5-50cm, rộng 1-8cm, mép có răng mịn, có lông ở hai mặt, gân phụ 10 cặp.
  • Chuỳ hoa ở nách lá hay ngọn thân dài 45cm, cuống hoa dài 1-2cm, đài có các thuỳ hẹp có lông hay không, dài 2cm; tràng chẻ đến gốc, có lông mịn ở mặt trong, môi dưới xẻ 3 thuỳ hẹp, nhị 5; bầu 2 ô.
  • Quả nang hình cầu đường kính 7-10mm, chứa nhiều hạt nhỏ màu vàng nâu nhạt, hình thấu kính.
  • Hoa quả tháng 5-7.

Bộ phận dùng

Lá và rễ – Folium et Radix Lobeliae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở rừng núi, bãi hoang ven đường, ven rừng, một số nơi ở Lào Cai (Sapa), Lai Châu (nhiều nơi). Cũng phân bố ở nhiều nước khác. Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Inđônêxia, Philippin.

Có thể thu hái lá vào mùa xuân-hè, lấy nhựa, dùng tươi.

Thành phần hóa học

Lá khô và chồi non của cây chứa lobelin với hàm lượng cao (0,29-0,39%) là nguồn chiết xuất nhóm alcaloid này. Hạt chứa chất độc acronarcotic.

Tính vị, tác dụng

Lá vò ra có mùi của Ngưu bàng, khó chịu và bền. Lá và hạt đều cay, độc, toàn cây cũng có độc, có tác dụng sát khuẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ấn Độ: Nước hãm lá dùng sát khuẩn, rễ dùng trị bò cạp đốt. Ta thường dùng nhựa lá chữa nhọt mủ, áp xe sưng tấy, ngày bôi 2-3 lần.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More