10 November 2022

0 bình luận

Cây mào gà trắng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây mào gà trắng

Tên tiếng Việt: Mào gà trắng, Mào gà dại, Mào gà đuôi lươn, Thanh tương tử, Thảo hao, Chày gunpẹ (Dao), Mảo cáy khao (Tày)

Tên khoa học: Celosia argentea L.

Họ: Amaranthaceae (Rau dền)

Công dụng: Đau mắt đỏ, phong thấp, sát trùng, rắn cắn (Hạt sắc nước uống).

 

 

 

Mô tả cây

  • Cây thảo, sống hằng năm cao 40-60cm. Thân mọc thẳng, có vách dọc.
  • Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình mũi mác, gốc thuôn dần, đầu nhọn, dài 8-10cm, rộng 2-4cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành bông mập, màu trắng ở phần dưới, hồng ở phần trên, gồm nhiều hoa không cuống; lá bắc khô xác, chẻ đôi ở đầu; lá đài 5, khô xác, nhọn đầu; nhị 5, dính nhau ở gốc thành một vòng bao quanh bầu hình trứng.
  • Quả nang, hình hộp, nứt ngang, chứa nhiều hạt nhỏ, hình thân dẹt, màu đen bóng hoặc nâu đỏ.
  • Mùa hoa quả: tháng 5-10.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mào gà trắng có nguồn gốc ở vùng Đông Ấn Độ. Vùng phân bố tự nhiên của cây bao gồm toàn bộ các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á, Nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, mào gà trắng phân bố rộng rãi ở khắp nơi. Cây thường mọc thành đám nhỏ ở bãi sông, đồng bằng và trung du. Ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang,… đôi khi mọc thành những quần thể lớn trên các nương mới bỏ hoang, hoặc dọc đường đi.

Bộ phận sử dụng

  • Hạt chín (thanh nương tử) thu hái vào mùa thu phơi hoặc sấy khô, còn dùng lá và hoa.

Thành phần hóa học

  • Phần trên mặt đất của mào gà chứa 21,51% protein, nhiều K, isoflavon.
  • Hạt chứa polysaccharid acid là celosian chất này có tác dụng bảo vệ gan.

Tính vị, công năng

Hoa mào gà trắng có vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết, cầm máu, tiêu viêm.

Hạt có vị đắng, hơi hàn, vào kinh can, có tác dụng thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, chữa đau mắt. Những người đồng tử rộng không dùng được.

Công dụng

Mào gà trắng là thuốc thu liễm, cầm máu, chữa xích bạch đới, chảy máu ruột, thổ huyết, chảy máu cam, chảy máu tử cung, rong kinh, lòi dom, bệnh về gan, mắt sưng đỏ, rắn cắn.

  • Ngày dùng 6-12g, hoa hoặc hạt dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên.
  • Dùng ngoài, lá mào gà trắng tươi nấu nước rửa ngâm, hoặc giã nhỏ xoa bóp, chữa lở ngứa.

Bài thuốc có mào gà trắng

  1. Chữa trĩ ra máu: Hạt và hoa mào gà trắng 8-15g, sắc uống trong ngày, hoặc sấy khô, tán nhỏ, chế thành viên hoàn chia nhiều lần uống trong ngày.
  2. Chữa đau mắt sưng đỏ, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và đau đầu: Hạt mào gà trắng, lá dâu, hoa cúc vàng, cỏ tháp bút, mỗi vị 12g, cỏ thanh ngâm 4g. Sắc uống và xông.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More