10 November 2022

0 bình luận

Cây nóng

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây nóng

Tên tiếng Việt: Cây nóng , Mác miều (Tày), Sổ dã, Pạc phàn mộc, Mạ pin đắng (Dao)

Tên khoa học: Saurauia tristyla DC.

Họ: Actinidiaceae

Công dụng: Chữa rắn cắn, sưng tấy, đậu mùa (Vỏ cây đắp). Thuốc khai vị (Quả). Sai khớp, bong gân (lá). Viên gan mạn tính, đau răng do phong hoả, ho do phong nhiệt, bỏng lửa (vỏ và hạt).

 

Mô tả

  • Cây nhỡ, cao 3 – 5 m. Cành hình tròn, có khía, rãnh không đều, lông nháp màu đỏ và những sẹo rõ do lá rụng để lại. Lá mọc so le, thường tụ họp ở đầu cành, hình bầu dục, dài 15-25 cm, rộng 5-10 cm, gốc thuôn, đầu nhọn sắc, nhẵn, mép lượn sóng, có răng rất nhỏ, hai mặt có lông nháp, nhiều hơn ở mặt trên.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành xim hai ngả; hoa nhỏ màu hồng nhạt; đài 5 răng nhẵn; tràng 5 cánh, hơi dính ở gốc; nhị đính vào gốc cánh hoa; bầu hình trứng, nhẵn, có 3 cạnh.
  • Quả mọng, hình cầu, có cơm nhầy, khi chín màu trắng nhạt.
  • Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

  • Chi Saurauia Willd. gồm một số loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam có 7 loài, trong đó có cây nóng.
  • Cây nóng phân bố ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây nóng phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc, như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La,… Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở một số vùng núi cao trên 1000 m ở Tây Nguyên cũng gặp loài này.
  • Cây nóng ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng, thường mọc ở ven rừng ẩm, dọc theo hành lang ven suối dưới tán rừng với độ tàn che thấp do nhiều cây gỗ đã bị khai thác hoặc thuộc dạng rừng thứ sinh. Cây còn có thể mọc sát mép nước ở bờ suối, về mùa mưa lũ có thể bị ngập úng tạm thời. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; hạt phát tán theo dòng nước và được nhân giống tự nhiên.

Bộ phận dùng

Rễ, vỏ cây và lá.

Tính vị, công năng

Cây nóng có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khái, chỉ thống.

Công dụng

  • Đồng bào Dao ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) có tập quán ăn vài quả nóng trước bữa cơm để khai vị, kích thích ăn ngon, vỏ cây nóng được dùng làm thuốc chữa rắn cắn. Cách làm cụ thể như sau: Cạo bỏ lóp bần bên ngoài, rửa sạch, giã nhỏ, đắp xung quanh vết cắn sau khi đã rửa sạch bằng nước sắc lá trầu không và uống nước ép lá dong xanh. Ngày làm một lần. Ở Trung Quốc, rễ cây nóng được dùng chữa ho do phong nhiệt, đau răng, phong thấp, với liều 10 – 15g, sắc nước uống. Lá phơi khô nghiền thành bột mịn trộn với dầu thực vật, hoặc chế thành cao bôi ngoài chữa bỏng.
  • Ghi chú: Loài Saurauia nepaulensis DC, quả có vị ngọt ăn được, đồng bào Mèo ở một số vùng cao thường dùng dịch quả làm giả mật ong đem bán. vỏ cây được dùng làm thuốc đắp để rút gai, dằm, mảnh vụn găm vào thịt.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More