10 November 2022

0 bình luận

Cây quyển bá

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây quyển bá

Tên tiếng Việt: Quyển bá

Tên khoa học: Selaginellia tamariscina (Beauv.) Spring

Họ: Quyển bá (Selaginellaceae)

Công dụng: trị ỉa phân đen, tử cung xuất huyết, trĩ xuất huyết. Vô kinh; Sa ruột (trực tràng)

 

 

 

 

Mô tả

  • Cây thảo mọc thành búi, có khi cả thân lẫn giá rễ kết bện lại thành một gốc cao đến 15cm, cành bên của thân cũng mọc thành búi, dài 5-12cm, mặt ngoài có nhiều lá lợp lên.
  • Lá có hình dạng khác nhau, lá bên hình ngọn giáo, thường có râu; lá ở nách hình tam giác, thuôn rộng; lá ở giữa có râu, mép không đều nhau.
  • Bông nằm ở đỉnh các cành, gần như hình bốn cạnh, có các lá bào tử hình tam giác với mép rộng, trong mờ, các lá bào tử ở mặt lưng hẹp hơn.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Selaginellae, thường có tên là Quyển bá.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc trên đá hoặc đất sỏi sạn, khô cằn ở một số nơi gần biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam ở độ cao dưới 500m. Cây chịu khô hạn, lúc thời tiết khô hanh, cành lá cuộn khúc vào trong, còn khi ẩm ướt, cành mọc vươn xoè ra ngoài. Thu hái toàn cây quanh năm, tách rễ, rửa sạch và phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính bình; có tác dụng nếu tươi thì hoạt huyết, sao lên thì chỉ huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: Ỉa phân đen, tử cung xuất huyết, trĩ xuất huyết. Vô kinh; Sa ruột (trực tràng). Còn được dùng trị bệnh đường hô hấp. Dùng 5-15g, dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc:

  • Trĩ xuất huyết: Quyển bá 15g, nấu sôi, lọc nước uống như trà.
  • Thổ huyết, niệu huyết, tiện huyết: Quyển bá (sao) 30g, Tiên hạc thảo 25g, sắc uống. Ngày dùng 1 thang.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More