10 November 2022

0 bình luận

Cây sổ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây sổ

Tên tiếng Việt: Sổ bà, Thiếu biêu, Co má sản (Thái)
Tên khoa học: Dillenia indica L.
Họ: Sổ (Dilleniaceae)
Công dụng: Làm thuốc giải độc, chữa ho, sốt, phù thũng, đầy bụng

Mô tả cây

  • Thân gỗ to, cao 15-20m, vỏ thân xù xì, có những vết sẹo của lá bình lưỡi liềm.
  • Lá to hình bầu dục hai đầu nhọn, mép khía răng cưa rất đều, phiến lá dài 13-30cm, rộng 5 – 10cm, 15-23 đôi gân nổi rõ ở mặt dưới.
  • Hoa to mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 10cm.
  • Quả hình cầu, đường kính 10cm hay hơn, man; đài tồn tại, phát triển thành bản dày mọng nước vị chua ăn được như chanh.
  • Mùa ra hoa tháng 3 5, mùa quả tháng 8-10.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi, đặc biệt dọc bờ sông, bờ suối. Cây rất sai quả, phần ăn được của quả chính là phần lá đài tồn tại và phát triển thành bản mọng nước.
  • Làm thuốc, người ta hái lá về dùng tươi hay phơi, sấy khô hoặc sao cho khô thơm mà dùng. Mùa thu hái lá gần như quanh năm.

Thành phần hóa học

  • Phần ăn được của quả chứa tới 86,4% nước, 10% chất không tan, một ít tanin, glucoza và axit malic.
  • Hoạt chất khác chưa rõ.

Công dụng và liều dùng

  • Quả sổ được dùng ăn thay những quả chua, có thể làm mứt, pha nước uống mát.
  • Lá được dùng trong nhân dân làm thuốc giải độc, chữa ho, sốt, phù thũng, đầy bụng. Ngày dùng 10-20g lá dưới dạng thuốc sắc hay nấu thành cao.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More