10 November 2022

0 bình luận

Cây Tầm Xuân

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cây Tầm Xuân

Tên tiếng Việt: Hồng nhiều hoa, Tầm xuân

Tên khoa học: Rosa multiflora Thunb.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Công dụng: Chữa phong thấp, phù thũng, kiết lỵ (Rễ). Thuốc điều kinh (Quả). Lợi tiểu.

 

Mô tả cây

  • Cây cao, thân bụi , phân nhiều cành . Thân và cành nhẵn , vỏ màu nâu nhạt hoặc  xám , có gai cong.
  • Lá kép lông chim , mọc so le . Gồm 5 lá chét hình bầu dục – mũi mác. Lá kèm rất hẹp, có lông.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm phân nhánh, hoa có nhiều màu; đài 5 răng hẹp, có lông ; tràng 5 cánh mỏng rời nhau.
  • Quả giả nhỏ, hình cầu, không gai , khi chín có màu vàng
  • Mùa hoa quả : Tháng 3-6.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại, còn thấy mọc ở Trung Quốc (Đông, Trung, Bắc, Nam), Nhật Bản… Người ta thu hái hoa, quả, rễ dùng làm thuốc trong y học cổ truyền, tươi hoặc phơi, sấy khô.
  • Tầm Xuân có nguồn gốc từ vùng ôn đơi ấm , sau phát triển xuống vùng cận nhiệt và nhiệt đới. Tầm xuân là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng .
  • Ở Việt Nam, Tầm Xuân được trồng ở các tỉnh vùng núi có độ cao từ 700 đến 1500m, nhất là ở Đà Lạt cây sẽ ra hoa nhiều .

Bộ phận sử dụng

Rễ, lá và qu

Thành phần hóa học

  • Trong tầm xuân có tinh dầu, tanin, chất màu.
  • Quả có chứa multiflora A, multiflorin B và dầu béo.
  • Lá chứa vitamin C.
  • Hoa có astragalin.

Tính vị

  • Rễ Tầm Xuân có vị đắng, chát, tính mát.
  • Quả có vị chua, tính bình.
  • Hoa có vị đắng, chát, tính hàn.

Dược lý

Tác dụng chống viêm và giảm đau

Công dụng và liều dùng

Rễ Tầm xuân được dùng chữa tiêu chảy

Bài thuốc có tầm xuân

    1. Trúng thử (cảm nắng nặng): hoa tầm xuân sắc uống. Hoặc hoa tầm xuân 10g, hoa đậu ván trắng 10g. Sắc hoặc hãm nước sôi để uống.
    2. Phù thận: quả tầm xuân 3g, hồng táo 3 quả, sắc uống.
    3. Đau bụng kinh: quả tầm xuân 120g sắc uống.
    4. Chữa phong thấp teo cơ: rễ tầm xuân 20g sắc uống. Có thể phối hợp trong các bài thuốc Nam chữa thấp khớp.
    5. Đái dầm, tiểu đêm nhiều lần: rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn nạc để ăn. Có nơi dùng rễ tầm xuân sắc uống chữa bệnh đái tháo đường.
    6. Vàng da: rễ tầm xuân 15g hầm với thịt lợn nạc ăn.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More