10 November 2022

0 bình luận

Cậy

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cậy

Tên tiếng Việt: Cậy

Tên khoa học: Diospyros lotus L.

Họ: Thị (Ebenaceae)

Công dụng: Quả cậy phơi khô được dùng để ăn và làm thuốc giải nhiệt, tiêu khát, chống phiền nhiệt bất an, trị táo bón, lỵ và thúc đẩy sự bài tiết

 

Mô tả

  • Cây nhỡ, thân có vỏ đen, cành non có lông.
  • Lá mọc so le, hình trứng, gốc và đầu thuôn, mặt trên sẫm nhẵn, mặt dưới nhạt có lông.
  • Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng, đực và cái riêng; hoa đực có 16 nhị dính nhau từng đôi; hoa cái có 8 nhị lép. bầu nhẵn trừ ở đỉnh, có 8 ô.
  • Quả hình trứng, không cuống, đường kính 1-2cm, màu lục nhạt, đài tồn tại có mép gập lại.
  • Mùa hoa: tháng 4-6, mùa quả: tháng 7 – 9.

Phân bố, sinh thái

  • Cây cậy có ở Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường được trồng ở một tỉnh trung du như Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, đế lấy quả ăn, đôi khi cũng gặp cây mọc tự nhiên trong các quần xã rừng.
  • Cậy thuộc loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng. Cây trồng ở vườn thường sinh trưởng phát triển nhanh, sau 5 – 6 năm bắt đầu có hoa quả. Bên cạnh việc gieo giống từ hạt, chồi rễ cũng được sử dụng làm cây con để trồng.

Bộ phận dùng

Quả, lá và vỏ thân.

Thành phần hóa học

  • Quả cậy chứa acid tanic, acid malic 0,38% (bảo quản quả chưa chín với ethylen trong 72 giờ, hàm lượng tanin bị giảm). Đường 11,25%, flavonoid myricitrin 0.15% (The Wealth of India vol III, 1952. 81, Võ Văn Chi TĐCTVN. 1999, 206):
  • leucodelphinidin, 7 methylljugilon, mamegakinon, isodiospyrin và biisodiospyrin (TDTH. II, 248).
  • Quả cậy còn có các acid phenolic như Salicylic, 4 hydroxy benzoic, vanillic, genistic, 3.4. dihydroxy benzoic, Syringic, p. coumaric và acid gallic.
  • Hàm lượng các acid phenolic trừ acid galic tăng lên trong tháng 11 và cao nhất vào cuối tháng. Sau đó, giảm xuống nhanh chóng. Quả cậy, thu hái vào các tháng 6 – 10, có hàm lượng acid thấp hơn nhiều khi thu quả vào cuối tháng 11.
  • Acid galic, salicylic và vanilic trội hơn trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây (CA. 127, 1997. 15505h).

Tác dụng dược lý

Trong một nghiên cứu sàng lọc có hệ thống về dược lý các cây thuốc ở Ấn Độ, vỏ thân và lá cậy được chiết với cồn 50% rồi cô chân không để được cao khô. Đã tiến hành nhiều thí nghiệm dược lý, nhưng chưa thấy có tác dụng, có lẽ tác giả đã dùng liều quá thấp (50 mg/kg). Thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng theo đường tiêm phúc mạc, đã xác định được LD50 = 175 mg/kg. Như vậy, cao có độc tính khá.

Tính Vị, công năng

Quả cậy có vị ngọt, chát, tính mát, có tác dụng chống tâm phiền bất an, tiêu khát, hạ sốt.

Công dụng

Quả cậy phơi khô được dùng để ăn và làm thuốc giải nhiệt, tiêu khát, chống phiền nhiệt bất an, trị táo bón, lỵ và thúc đẩy sự bài tiết. Ngày 15 – 30g quả khô sắc uống hoặc dùng 60g quả tươi, nghiền nát, ép lấy nước uống. Dùng ngoài, lá hoặc vỏ thân trị lở loét, chảy máu.

Bài thuốc có cậy

  • Chữa lỵ: quả cậy 30g, tần bì 9g, sắc uống (tần bì là vỏ cây tần cửu Justicia gendarussa L., họ ô rô . Acanthaceae).
  • Chữa vết thương chảy máu: Vỏ thân cây cậy 2 phần, long cốt 1 phần. Vỏ cậy sao khô, nghiền thành bột mịn, long cốt (xương hóa thạch của một số động vật thời cổ như voi ma mút, tê giác, lợn rừng) nghiền thành bột mịn. Trộn đều, rắc tại chỗ rồi băng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More