10 November 2022

0 bình luận

Chàm lá nhỏ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chàm lá nhỏ

Tên tiếng Việt: Chàm, Chàm nhuộm, Chàm lá nhỏ, Xỏm (Tày), Co chàm (Thái)

Tên khoa học: Indigofera tinctoria L.

Họ: Fabaceae (Đậu)

Công dụng: Thuốc giải độc, bó gãy xương (Lá giã đắp). Chữa viêm họng, sốt (Lá sắc uống). tưa lưỡi, lở mồm (Ngọn non ép nước + mật ong bôi).

 

Mô tả

  • Cây bụi nhỏ, cao 0,5-0,6m; cành nhánh có lông mịn.
  • Lá có 4-6 đôi lá chét đối nhau, hình trái xoan, hơi thắt lại gốc, tròn và có mui nhọn mảnh ở chóp, có nhiều lông ở mặt dưới.
  • Hoa màu xanh lục và đỏ, xếp thành chùm ở nách; trụ cụm hoa ngắn hơn các lá và mang hoa từ phía gốc lên.
  • Quả thẳng hoặc hình lưỡi liềm, ít mở, có lông lốm đốm. Hạt 5-10 hình khối, màu hạt dẻ.
  • Mùa ra hoa : quanh năm.

Bộ phận dùng

Rễ và toàn cây – Radix et Herba Indigoferae

Nơi sống và thu hái

Loài cây liên nhiệt đới, mọc trên đất hoang, dọc đường đi, dựa rạch đến độ cao 2000m. Cây cũng được trồng ở vùng núi. Có thể trồng bằng hạt vào mùa mưa. Cành lá thu hái vào mùa khô, trước khi cây ra hoa. Rễ thu hái quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Lá tươi khi đem ngâm vào nước vôi sẽ thu được bột chàm (Thanh đại) màu xanh lam rất đẹp, thường dùng nhuộm quần áo.

Thành phần hóa học

Cây chứa một chất glucosid gọi là indican; chất này khi bị thuỷ phân cho ra glucose và indoxyl; chất indoxyl sau khi bị oxy hoá trong không khí biến thành chất chàm indigo màu xanh đậm, rất bền.

Tính vị, tác dụng

Toàn cây, nhất là thanh đại có vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tán uất, lương huyết độc. Rễ có tác dụng lợi tiểu. Lá giải độc, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá thường được dùng chữa viêm họng, song Ấn Độ người ta dùng dịch lá dự phòng chứng sợ nước, dùng ngoài bó gãy chân và ép lấy nước lấy dịch trộn với mật chữa tưa lưỡi, lở mồm, viêm lợi chảy máu. Ở Ấn Độ hãm toàn cây dùng chữa động kinh và rối loạn về thần kinh, dùng trị ho gà và cũng dùng làm thuốc bôi dẻo để điều trị vết thương, lở loét và bệnh trĩ. Rễ dùng trị viêm gan và bò cạp đốt.

Cách dùng:

Thường dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột, ngày dùng 2 -6g. Dùng ngoài giã nát để đắp hoặc ép lấy dịch để bôi. Hoặc dùng bột chàm cùng với phèn chua. Hoàng liên, Đinh hương làm bột bôi.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More