ăn kiêng, ăn kiêng cho người bệnh, ăn kiêng uống cà phê, ăn kiêng uống iod, ăn kiêng uống nước ngọt, ăn kiêng uống sữa, ăn uống kiêng cữ, ăn uống kiêng cữ như thế nào, ăn uống kiêng cữ sau sảy thai, ăn uống kiêng khem, ăn uống kiêng khem là gì, ăn uống kiêng khem quá mức
Dinh dưỡng và bệnh tật có một mối liên quan mật thiết. Ngay từ xa xưa, Y học rất coi trọng việc ăn uống khi mắc bệnh và khi uống thuốc. Người bệnh phải có chế độ ăn phù hợp để hạn chế những tác dụng không mong muốn và nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Hiện tại Y Học đang chú trọng đến vai trò dinh dưỡng trong việc phòng và chữa bệnh, nhất là các bệnh mãn tính, tim mạch, nội tiết, ung thư, lão hóa... Đã và sẽ là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh tật trong thế kỉ 21.
1. Chế độ ăn uống đối với bệnh tật
Thường căn cứ vào cơ quan bị bệnh. Ví dụ người có bệnh gan mật kiêng thức ăn có chất béo, để tránh cho gan phải tiết nhiều nước mật và túi mật phải chịu gánh nặng tiết nước mật.
Người bị bệnh viêm đường ruột, dạ dày và tuyến tụy phải kiêng phàm ăn uống để bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa, làm giảm nhẹ bệnh; người bị bệnh về hậu môn phải kiêng thức ăn cay, đề phòng đại tiện táo bón làm bệnh nặng thêm.
Còn các bệnh như tim, thận, huyết áp cao, phải kiêng muối hoặc ăn ít muối, đề phòng bị phù nề; các bệnh xơ cứng động mạch, nhiều mỡ trong máu thì kiêng các thức ăn có nhiều cholesterol như thịt mỡ, cá, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật để tránh tăng huyết áp và làm xơ cứng động mạch.
Những bệnh nhân bị gây dị ứng cần phải kiêng những thức ăn dễ gây dị ứng; đối với bệnh nhân tiêu chảy cần phải kiêng dầu mỡ và thức ăn khó tiêu; bệnh nhân bị bệnh phụ khoa thì trong thời kỳ có kinh nên ít ăn thức ăn sống, lạnh; những bệnh nhân chức năng gan thận thoái hóa nặng cần phải kiêng các thức ăn làm tăng thêm trao đổi độc chất trong cơ thể như: Cá, thịt, trứng để đề phòng gây nên chứng nhiễm độc urê hoặc nhiễm độc gan.
Theo đông y chế độ ăn uống nên:
- Những bệnh hư hàn cần kiêng các thức ăn sống lạnh: Thức ăn sống lạnh phần lớn có tính hàn lương (lạnh mát)... ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ðặc biệt người tỳ vị hư hàn, hoặc đang uống thuốc ôn (ấm), thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ hoãn vị nên ăn các thức ăn có tính ôn ấm có tác dụng ấm trung tiêu, có tác dụng tốt trong quá trình tiêu hóa.
- Người mắc bệnh âm hư hỏa vượng, tạng nhiệt, háo khát cần kiêng ăn thức ăn cay nóng. Thức ăn cay nóng sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Tăng cường ăn thức ăn sống, lạnh lại có thể giảm được bệnh tật, thậm chí khỏi bệnh
2. Chế độ ăn uống Kiêng kỵ đối với thuốc
Nhiều vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn, vì vậy khi bốc thuốc thường được thầy thuốc hướng dẫn cụ thể.
Ví dụ: Mật ong kỵ tỏi, hành. Kinh giới kỵ cua cá. Thiên môn đông kỵ cá chép. Chất sắt kỵ lá chè. Bạch truật kỵ đào, mận. Nếu uống thuốc bổ nhân sâm kiêng ăn cải củ và thức ăn có tính kiềm. Hà thủ ô đỏ nên kiêng ăn cá không vảy như lươn, trạch, cá trê... Kiêng thịt chó khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai... Kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà. Kiêng giấm khi thuốc có phục linh. Kiêng chè khi thuốc có thổ phục linh. Kiêng thịt lợn khi thuốc có ké đầu ngựa...
Thực phẩm có nhiều dầu mỡ thường trợ thấp sinh đàm, khó tiêu hóa... ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc. Nên tất cả những người đang uống thuốc đông dược đều nên kiêng.
Các thuốc đông y thường có tinh dầu, có tác dụng bốc hơi đưa thuốc đi lên, nâng cao tác dụng của thuốc. Thức ăn tanh thường không dung hòa với các tinh dầu có trong thuốc. Vì vậy để tăng hiệu quả của thuốc, không nên ăn đồ tanh như tôm cá và các thức ăn có mùi hôi như thịt trâu, bò, cừu...
Một số thức ăn thường được các thầy thuốc hướng dẫn phải kiêng kỵ trong khi dùng thuốc đông y là đậu xanh, giá đậu xanh vì nó làm mất tác dụng của thuốc. Thực chất, đậu xanh còn là một vị thuốc giải độc thường được dùng trong đông y.