10 November 2022

0 bình luận

Chiêu liêu nghệ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chiêu liêu nghệ

Tên tiếng Việt: Chiêu liêu, Preah phneou, Preas phnau, Pras phneou (Campuchia)

Tên khoa học: Terminalia nigrovenulosa Pierre

Họ: Combretaceae (Bàng)

Công dụng: Nước sắc vỏ cây này chữa đi ỉa lỏng và lỵ

 

Mô tả cây

  • Preah phncou là tên Cămpuchia của một loài chiểu liêu. Vì tên này được giới thiệu dùng trong thuốc đầu tiên cho nên cứ giữ tên này. Cây cao 10-30m, thân hình trụ. vỏ màu trắng nhạt, gần như nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác, đầu và phía cuống hơi tù; phiến lá dai, hơi bóng, dài 8-10cm, rộng 5-6cm, mặt trên có những điểm trắng nhỏ, gần phía cuống có hai hạch dài ở mép lá. Cuống lá rất ngắn.
  • Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ kép, dài 6cm, trên có phủ lông màu hung nhạt. Quả dài 25mm, có ba cánh rộng 7-8mm, một ngăn. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 4-5.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây prcah phneou mọc phổ biến ở miền Nam nước ta, còn thấy ở Cămpuchia. Nhưng ít thấy ở Lào và hầu như chưa thấy ở miền Bắc. Thường bóc vỏ thành từng mảng dài 30-40cm, rộng 4- 5,5cm, dày 8-12mm, phơi hay sấy khô.
  • Trên thị trường, vỏ có màu nâu sẫm, với những đám trắng, mặt ngoài xù xì, mặt trong nhẵn, màu nâu đỏ, vị rất chát.
  • Trong vi phẫu, ta thấy lớp bần rất dày, nhu mô vỏ ở phía ngoài mỏng, phía trong gồm các dãy libe có 2-6 hàng tế bào, cách nhau bởi tia ruột gồm một hàng tế bào rộng. Trong các bó libe có các đám sợi cương mô xếp thành từng lớp một.

Bộ phận sử dụng

Vỏ cây

Thành phần hoá học

  • Vỏ preah phneou cho 35% cao khô, trong đó không có axit galic hay axit digalic tự do. Guichard cho rằng thành phần chủ yếu là axit cachoutanic và phlobaphen.
  • Tạ Ngọc Liên thấy trong vỏ preah phneou có 2% chất tanin và 10% oxalat canxi.

Công dụng và liều dùng

Từ lâu nhân dân Cãmpuchia đã dùng nước sắc vỏ cây này chữa đi ỉa lỏng, và lỵ với liều 20g- 30g cao lỏng, hoặc 13g cao khô hay 50-100g cồn thuốc (1/5). Thường chế khi dùng, vì dạng xirô chế bằng cao nước preah phneou rất dễ lên men mốc. Có thể chế thành dạng viên nén hay viên hoàn.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More