10 November 2022

0 bình luận

Chim sẻ

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chim sẻ

Tên tiếng Việt: Chim sẻ

Tên khoa học: Passer montanus malaccensis Dubois

Họ: Sẻ Ploceidae

Công dụng: Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời, theo tài liệu cổ phân chim sẻ có vị đắng tính ôn, hơi có độc, có tác dụng tiêu tích ứ, trừ trướng, sáng mắt, tuống trong chữa tích tụ, sán khí.

Mô tả con vật

  • Chim sẻ là loại chim định cư rất phổ biến ở nước ta. Sẻ thường làm tổ tập đoàn, nhưng cũng nhiều lúc gặp sẻ làm tổ riêng. Có thể tìm thấy sẻ dưới mái nhà, khe tường, trong các ống tre ở máy nhà, trong hốc cây trên cây cau, cây dừa đôi khi ở kẽ núi đá. Tổ sẽ làm cách mặt đất 2-25m (thông thường 2-5m). Vật liệu xây dựng tổ là cỏ, rơm, rạ, lá khô, sợi thực vật, vụn vải v.v…Cả hai chim đực và cái đều tham gia làm tổ. Mỗi ngày đôi sẻ có thể tha rác làm tổ đến 300-400 lần. Tổ làm trong 6-7 ngày hoàn thành.
  • Mỗi lứa đẻ 3-5 trứng. Mỗi năm sẻ đẻ ba lứa, thời gian ấp trứng của sẻ 12-15 ngày. Sau lúc nở 13-14 ngày chim non rời tổ và được chim mẹ và bố mớm mồi thêm 4-6 ngày nữa, sau đó sống tự lập được. Thức ăn của chim sẻ thay đổi tùy theo mùa nhưng cơ bản là các hạt thực vật, vào mùa.

Phân bố

Ở miền Bắc nước ta tỉnh nào cũng có, thành phố cũng như nông thôn. Phân chim sẻ có thể lấy quanh năm, loại bỏ đất cát, phơi hay sấy khô làm thuốc, phân chim sẻ hình trụ nhỏ, hai đầu hơi tù, có khi hơi cong queo, thường dài 5-8mm, đường kính 1-2mm, mặt ngoài màu tro trắng hay tro nâu, chất dòn, dễ gẫy, vết gẫy màu nâu hơi lổn nhổn, mùi hơi tanh.

Công dụng

  • Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời, theo tài liệu cổ phân chim sẻ có vị đắng tính ôn, hơi có độc, có tác dụng tiêu tích ứ, trừ trướng, sáng mắt, uống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt.
  • Hiện nay thường dùng chữa bệnh vàng da với liều 3-6g, dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có phân chim sẻ

  • Chữa đau mắt có màng che đồng tử: Hoà phân chim sẻ với sữa người, nhỏ vào mắt.
  • Ung nhọt không vỡ nghiền phân chim sẻ với nước bôi lên đầu nhọt.
  • Cổ họng sưng đau: 20 hạt phân chim sẻ, trộn với đường cát trắng, viên thành ba viên gói vào miếng lụa ngậm trong miệng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More