10 November 2022

0 bình luận

Chua chát

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chua chát

Tên tiếng Việt: Sơn tra Việt Nam, Táo mèo, Sán sá (Tày), Co sam sa (Thái)

Tên khoa học: Docynia indica (Wall.) Decne.

Họ: Rosaceae (Hoa hồng)

Công dụng: Bổ (Quả nhiều vitamin C). Kích thích tiêu hóa, huyết ứ, huyết áp cao (Quả).

 

 

 

 

 

Mô tả

  • Cây nhỡ cao 5m, nhánh và thân non có gai và lá có phiến có thùy.
  • Lá ở nhánh già không có thùy, thon, dài 7-10cm, đầy lông lúc non, mép có răng nhỏ, gân phụ 6-10 cặp; lá kèm mau rụng.
  • Tán 1-3 hoa, cuống ngắn; đài đầy lông trắng, mịn, phiến nhọn; cánh hoa to 10x5mm, mỏng, không lông; nhị ngắn; vòi nhụy 5, dính nhau, bầu nhiều noãn.
  • Quả thịt, tròn hay hình trứng, vàng vàng to 5cm, vỏ quả trong cứng.
  • Mùa ra hoa : tháng 2-4, quả tháng 7 trở đi.

Chú ý : Tránh nhầm với vị sơn tra của Trung Quốc có tên khoa học là Crataegus cuneata Sieb. et Zucc. (nam sơn tra hay dã sơn tra).

Sơn tra Trung Quốc khác với sơn tra Việt Nam (táo mèo) ở chỗ: lá non và lá già xẻ 3-5 thùy, mép có răng cưa, quả hình cầu nhỏ, đường kính 1-1,2cm, khi chín màu vàng hay màu đỏ (nam sơn tra), 1-1,5cm khi chín màu đỏ sẫm (bắc sơn tra).

Quả Sơn tra Trung Quốc – Crataegus cuneata Sieb. et Zucc.

Bộ phận dùng

Quả – Fructus Docyniae Indicae; Quả chín dùng được hay sấy khô.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, táo mèo phân bố ở Ấn Độ, Mianma và 1 số tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở vùng núi cao phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.

Thành phần hóa học

Sơ bộ thấy táo mèo thu hái ở Lào Cai chứa tanin 2,76%, đường 16,4%, acid hữu cơ 2,7%

Tính vị, công năng

Táo mèo có vị chua, ngọt, hơi chát, tính ấm, có tác dụng kiện vị, tiêu thực.

Công dụng

Quả ăn được và được dùng là thuốc bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu, chữa đầy bụng, ợ chua. Dạng dùng là bột, viên hoặc cao lỏng.

Có thể kết hợp với các vị thuốc theo công thức sau: táo mèo 25g, củ sả 25g, chỉ xác 25g, vỏ vối 25g, cỏ quýt 25g, củ gấu 40g, gừng tươi 20g, phèn 10g. Tất cả phơi khô tán bột.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More