10 November 2022

0 bình luận

Chua ngút hoa ngọn

10 November 2022

Tác giả: thuc


Chua ngút hoa ngọn

Tên tiếng Việt: Chua ngút hoa ngọn, Dây ngút, Dây chua meo, Thùn mủn, Vón vén

Tên khoa học: Embelia ribes Burm f.

Họ: Myrsinaceae (Ðơn nem)

Công dụng: Quả có tác dụng trừ giun sán, làm se, gây trung tiện, tăng chuyển hóa, kích thích, giải khát và bổ. Cao lỏng tác dụng kháng khuẩn, có tác dụng co bóp tử cung, tác dụng trên chức năng nội tiết

 

Mô tả cây

  • Thân bụi, có thể cao đến 10m . Thân mềm màu nâu đỏ hay nâu sẫm, hơi có khía dọc.
  • Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc thuôn.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa nhỏ màu vàng lục , xếp thành chùm ở ngọn .
  • Quả hình cầu , màu đỏ sẫm, vỏ quả thường nhăn nheo.
  • Mùa ra hoa: tháng 2-4.

Phân bố

  • Cây ưa sáng, ưa ẩm và có thể chịu được hạn. Phân bố hầu hết các nước trong vùng Đông Nam Á  và Nam Á .
  • Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều ở vùng đồi , nương rẫy đã bỏ hoang hoặc ở ven rừng.

Bộ phận dùng

Quả

Thành phần hóa học

  • Quả chứa tanin, hợp chất anthraquinon, tinh dầu, dầu béo và 2-3% embelin (embelic acid).
  • Ở Ấn Độ người ta đã tìm thấy trong quả có embelin 2,5-3, quercitol 1-0 và thành phần chất béo là 5,2%, một alcaloid là christembin, một resinoid và phần hay hơi. Trong lá có caroten 4,6mg% và vitamin C 62,5mg%.

Tính vị

Vị hơ ngọt, chua, hơi tê lưỡi, tính ấm,.

Công dụng

  • Theo như tài liệu nước ngoài , quả có tác dụng trị giun, làm sán, gây trung tiện, tăng chuyển hóa và kích thích.
  • Ở Ấn Độ , người ta dùng làm thuốc trị giun, dưới dạng bột uống với sữa, sau đó uông thuốc tẩy. Nước sắc quả khô làm thuốc hạ sốt và trị bệnh về ngực và da. Rễ có thể dùng trị ho và ỉa chảy.

Bài thuốc có chua ngút hoa ngọn

Bài thuốc Xổ bách thốn trùng của cố lương y Đặng Lự:

  • Nam phỉ tử( quả khô cât chua ngút ) : 16g
  • Sơn bình lang ( hạt Cau núi ): 12g
  • Hắc sửu ( hạt dây Bìm bìm) : 8g
  • Xuyên luyện tử: 4g
  • Thạch lựu căn : 30g
  • Phan tả diệp : 12g

Cách dùng

  • Bốn vị thuốc đầu (Nam phỉ tử, Sơn binh lang, Hắc sửu, Xuyên luyện tử) đem phơi khô, tán bột, chia làm hai gói: một gói lớn 25g và một gói nhỏ 15g. Chọn ngày xổ sán là ngày rằm hay mồng một âm lịch (theo kinh nghiệm Đông y là ngày xổ giun sán tốt nhất).
  • Buổi tối ngày hôm trước nên ăn nhẹ. Hai vị thuốc còn lại (Thạch lựu căn và Phan tả diệp) đem sắc với 3 chén nước để lấy 1 chén uống với gói thuốc bột lớn lúc 4 giờ sáng.
  • Đến 6 giờ uống tiếp gói thuốc bột nhỏ với nước một quả dừa. Khoảng 15-20 phút sau thấy đau bụng cần đại tiện, ráng nín đến khi không thể nhịn được thì đi vào một cái bô hoặc chậu để dễ kiểm tra kết quả. Thường con sán cuộn tròn như một quả cầu nhỏ theo phân ra ngoài là tốt nhất (vì ra trọn cả con).
  • Nếu sán ra đứt đoạn thì có thể phải uống thêm một liều thuốc xổ nhẹ để tống các đốt sán ra hết, hoặc chú ý để một thời gian sau xổ lại. Sau khi xổ sán xong, tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, nghỉ ngơi vài giờ rồi ăn một tô cháo đậu xanh nấu thật nhuyễn. Đến trưa ăn cơm bình thường (trừ thức ăn cứng rắn, khó tiêu).

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More