10 November 2022

0 bình luận

Cỏ ban

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cỏ ban

Tên tiếng Việt: Cỏ ban, nọc sởi, châm hương, địa nhĩ thảo

Tên khoa học: Hypericum japonicum Thunb.

Họ: Hypericaceae

Công dụng: Đắp vết thương, viêm gan vàng da, mọc sởi

 

 

Mô tả cây

  • Cây thân thảo nhỏ,  mang nhiều cành, cao chừng 10-20cm, thân nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình bầu dục, không cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm.
  • Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, có cuống dài 4- 5mm. Lá bắc và lá đài nhẵn (do đó khác loài Hypericum nepalense).
  • Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc, thai tòa trắc mô ở cạnh các van. Hạt hình trụ, hơi thon có vạch dọc, chiều dài chừng 1mm.

Đặc điểm nhận dạng với loài Hypericum nepalense : Lá bắc và lá đài nhẵn.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây ban mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, hay gặp tại những ruộng mạ, ruộng bỏ hoang, hơi ẩm, mùa xuân cây bắt đầu xuất hiện, mùa hạ nở hoa, sang thu đông lại lụi hết. Có mọc tại Trung Quốc (cũng thấy dùng làm thuốc-Quảng Tây), các nước khác vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
  • Dùng toàn cây tươi, có khi phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Toàn thân chứ sarotranol, isojacareubin

Tính vị, công năng

Vị đắng, ngọt, tính mát có tác dụng nhanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm đau

Công dụng và liều dùng

  • Theo kinh nghiệm dân gian, cây ban có tác dụng thanh thấp nhiệt, tiêu thũng trướng, khứ tích tiêu thực (chữa tiêu hóa kém, đầy),dùng chữa cam tích, thấp nhiệt hoàng đản, dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương, sưng đau.
  • Ở Trung Quốc, cây ban chữa viêm gan cấp, viêm ruột thừa, viêm amidan, cam tích ở trẻ em
  • Ở Malaysia, cây ban vò nát đắp ngoài vết thương, cây giã nát với gừng chữa sốt rét.

Đơn thuốc:

  • Chữa rắn độc cắn: Giã nát cây ban, thêm ít băng phiến đắp lên vết rắn cắn đã được chích rộng ra.
  • Chữa hoàng đản: Cây ban 40 hoặc 60g khổ sắc uống.
  • Chữa viêm gan vàng da: Cây ban tươi 40g, sắc nước uống
  • Chữa trẻ em lên sởi: Cây ban tươi một nắm sắc uống hàng ngày để giải độc, hoặc phối hợp với kim ngân hoa hay lá diếp cá sắc nước uống
  • Chữa viêm niêm mạc miệng: Cây ban tươi 70g giã nát ép lấy nước, tẩm vào vải gạc rồi lau rửa miệng ngày 1-2 lần; người lớn có thể ngậm.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More