10 November 2022

0 bình luận

Cỏ chửa

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cỏ chửa

Tên tiếng Việt: Cỏ chửa, Cỏ thia lia, Cỏ chân vịt, Thủy hảo

Tên khoa học: Hygroryza aristata (Retz.) Nees

Họ: Lúа (Poaceae)

Công dụng: Hạt cỏ chửa có vị ngọt, có dầu, dễ tiêu hóa. Để chữa vết thương chảy máu do chém chặt, lấy cỏ chửa tươi, rửa sạch, giã nát với một ít muối, rồi đắр lên vết thương.

 

 

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, mọc nổi hay ngập trong nước. Thân mềm, nhẵn, rỗng giữa, mọc bò, dài 30 – 60cm, ít phân nhánh, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, hình mác hoặc bầu dục – thuôn, gốc tròn, đầu hơi tù. dài 2.5-8 cm, rộng 0,8 – 1,8 cm, màu xanh lục, ráp và có những đốm đỏ nâu ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, bản song song rất sít nhau, bẹ lá 4 – 5 cm, dài hơn gióng thân, xốp, phát triển rộng thành lòng máng ôm khít gióng, có khía dọc, lưỡi bẹ rất hẹp, mềm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy hình tam giác, dài và rộng 5 – 8 cm, có cuống dài phân nhánh, bông nhỏ xếp đơn độc, có đốt, hình mũi mác hẹp, thẳng, màu lục nhạt, có một hoa, không có mày, nhị 6, bao phấn kéo dài, bầu có vòi ngắn, rời nhau.
  • Quả thuôn hẹp, thắt lại ở gốc.
  • Mùa hoa quả: tháng 7 – 10

Phân bố, sinh thái

Chi Hygroryza Nees chỉ có một loài là cây cỏ chửa ở Việt Nam. Cây thường mọc thành đám ở các mương máng, ruộng ngập nước vùng đồng bằng. Cỏ chửa có khả năng đẻ nhánh khỏe. Hiện chưa có nhiều thông tin về đặc điểm sinh học của loài này.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất, thu hái quanh năm, phơi khô.

Thành phần hóa học

Cỏ chửa chứa 7,92% protein (Compendium of Indian medicinal plants, vol I (1960 – 1969), 1999).

Tính vị, công năng

Toàn cây cỏ chửa có vị ngọt, tính mát. Hạt cỏ chửa có vị ngọt, có dầu, dễ tiêu hóa.

Công dụng

  • Cỏ chửa được dùng chữa phỏng dạ: Toàn cây cỏ chửa (40 – 60 g) bỏ rễ và hoa rửa sạch, phơi hay sấy khô. Lấy 20 – 30 g sắc, uống làm một lần trong ngày. Đồng thời lấy nửa còn lại đốt thành than, tán nhỏ rồi rắc và xoa vào chỗ bị phỏng dạ, ngày một lần. Nếu vết phỏng dạ bị cào toạc da, lấy nghệ vàng, bỏ vỏ, giã nát. bọc vào miếng vải sạch, thấm lên vết da toạc đế tránh mưng mủ. Hàng ngày, tắm rửa bằng nước sắc lá kinh giới hoặc vỏ cây sung, rồi rắc bột than cỏ chửa.
  • Để chữa vết thương chảy máu do chém chặt, lấy cỏ chửa tươi, rửa sạch, giã nát với một ít muối, rồi đắр lên vết thương.
  • Cây cỏ chửa phơi khô được dùng làm thức ăn cho trâu bò. Hạt cỏ chửa đôi khi được dùng làm thức ăn chống đói cho người nghèo.

Bài thuốc có cỏ chứa:

Chữa khí hư, tiểu tiện vàng: Cỏ chửa bỏ rễ, lá bạc thau, lá tiết dê, lá lõi tiền. mỗi vị 40 g, giã nát, sắc uống.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More