10 November 2022

0 bình luận

Cọ dầu

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cọ dầu

Tên tiếng Việt: Cọ dầu, Cọ dừa, Dầu dừa

Tên khoa học: Elaeis guineensis Jacq.

Họ: Arecaceae (Cau)

Công dụng: Thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, lợi tiêu hoá (Dầu hạt)

 

 

Mô tả cây

  • Cọ dầu là một loại cây mọc đơn độc, cao 5 -15m.Thân thẳng đứng,có nhiều gai do cuống lá rụng để lại. Đường kính thân có thể từ 0,30 đến 0,60m. Lá mọc tập trung ở đầu thân, dạng lông chim, mềm, màu lục bóng, cuống lá có gai do các lá chét biến đổi, phiến lá chét mỏng, mềm dài, nhọn đầu. Cây đã trưởng thành có thể thấy hai chùm vòng lá: 8 vòng bò ngả này và 13 vòng ngả khác. Nếu vòng lá gồm 8 lá bò theo chiều kim đồng hồ thì vòng 13 lá bò theo chiều ngược lại.
  • Chiều dài của tàu lá đạt tới 7-8m. Hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa dày đặc, cuống chung ngắn, nên hoa quả thường ở sâu trong bẹ các lá già, áp sát thân. Hoa đực ở sâu trong những hố nhỏ của cuống chính. Hoa cái mọc ở kẽ các lá bắc có gai. Quả hình trứng, màu vàng hay đỏ, có vỏ quả ngoài mỏng, bóng nhẵn, vỏ quả giữa nhiều sợi và có dầu, vỏ quả trong cứng, mỏng, có lỗ ở đầu quả. Hạt có nhiều dầu. Một buồng quả nặng tới 10-20kg, gồm từ 1.000 đến 2.000 quả chứa từ 1 đến 3 hạt.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cọ dầu vốn nguồn gốc châu Phi, mọc hoang hay được trồng ở vùng ven biển phía tây châu Phi từ Ghinê đến
  • Côngô. Nước sản xuất nhiều nhất ở châu Phi là Nigiêria. Hiện nay đã được phổ biến trồng ở nhiều nước nhiệt đới châu Á và châu Mỹ như Malaysia, Inđonexia và Braxin.
  • Cọ dầu cho hai loại dầu:
    1. Dầu quả cọ ép từ quả chín. Thường tiến hành ép tại chỗ, có khi người ta cho lên men rồi đun với nước cho dầu nổi lên rồi vớt. Hiệu suất thu được từ 65 đến 70% vỏ quả giữa.
    2. Dầu nhân cọ quả cọ hái về được phơi rồi thu lấy nhân (nếu vận chuyển đi xa thì để nguyên cả vỏ quả trong và nhân). Sau đó tiến hành ép tại chỗ hoặc vận chuyển đến nơi ép tập trung. Có thể dùng dung môi để chiết. Năng suất dầu trong nhân từ 50 đến 55%.
  • Toàn thế giới hiện nay sản xuất khoảng 1 triệu tấn dầu quả cọ và khoảng 500.000 tấn dầu nhân cọ. Năm 1968 Nigiêria sản xuất 350.000 tấn dầu quả cọ, Malaixia 280.000 tấn, sau đến Côngô 210.000 tấn và Inđônêxia 180.000 tấn. Cùng năm 1968, Nigiêria sản xuất 225.000 tấn nhân, Malaixia 63.000 tấn, Côngô 105.000 tấn, Inđônêxia 42.000 tấn.

Thành phần hóa học

  • Dầu quả cọ (huile de palme) là một chất béo hơi đặc, có màu từ vàng cam đến vàng sẫm (do thành phần carote chứa trong dầu) … Khi mới ép xong, mùi không rõ rệt, nhưng để lâu rất chóng bị khét. Thành phần chủ yếu của dầu quả cọ là glyxerit của các axit panmitic, oleic và linoleic. Tùy theo nguồn gốc, axit panmitic thay đổi từ 32-45%, oleic từ 38-52%, linoleic từ 5-11 %, ngoài ra còn stearic từ 2,2 đến 6,3%, myristk từ 0,6 đến 5,9%. Phần không xà phòng hóa được khoảng 0,3%, độ chảy 27-4205°C, độ đông đặc 3141°C, trọng lượng ở 15°C 0,920, chỉ số xà phòng hóa 199-202, chỉ số iôt 53,6-57,9.
  • Dầu nhân cọ (huile de palmiste) đặc ở 20°C, màu trắng vàng nhạt. Gồm glyxerit của những axit béo có trọng lượng phân tử thấp hơn như axit lauric, axit myristic, axit oleic, trong đó lau- ric chiếm 46-52%, myristic 14*17%, oleic 13- 19%, ngoài ra còn caprylic 3-4%, caproic 3-7%, panmitic 6-9%, stearic 1-2,5%, linoleic 0,5-2%.
  • Độ chảy 23-26°C, độ đông đặc 20-23oC, trọng lượng ở 15oC 0,952, chỉ số xà phòng hóa 241-255, chỉ số iốt 10-23,4.
  • Xem vậy ta thấy thành phần dầu nhân cọ gần như thành phần của dầu dừa.

Công dụng và liều dùng

  • Dầu quả cọ (huile de palme) được nhân dân châu Phi dùng làm dầu ăn. Ngoài ra còn dược dùng làm dầu thắp, làm dung môi chế thuốc, chế mỹ phẩm, xà phòng. Đây là một nguồn caroten: 400-600mg/kg dầu. Người ta còn dùng dầu quả cọ để chế macgarin.
  • Dầu nhân cọ (huile de palme) cũng cùng một công dụng như dầu quả cọ: Dầu ăn, chế xà phòng bột, thuốc gội đầu, tinh chế thành macgarin.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More