10 November 2022

0 bình luận

Cỏ dùi trống

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cỏ dùi trống

Tên tiếng Việt: Cỏ dùi trống, Cốc tinh thảo, Đầu đinh, Co nhả gô khao (Thái)

Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L.

Họ: Eriocaulonaceae (Cỏ dùi trống)

Công dụng: Chữa đau mắt, giải nhiệt, an thần, nhuận gan (Cụm hoa sắc nước uống).

 

 

Mô tả

  • Cây thảo mọc thành bụi. Lá rộng hình dải, dài 15-40cm, rộng 6-8mm, nhẵn, có nhiều gân, có vách. Cuống cụm hoa có 6 cạnh sắc, xoắn lại nhiều hay ít, dài 10-55cm. Ðầu hoa hình trứng hay hình trụ, đường kính 4-6mm, có lá bắc kết hợp dày, các lá bắc ngoài màu vàng, các lá bắc trên xám xám, hoa mẫu 3, trừ hoa đực có hai lá đài; bao phấn đen.
  • Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng

Ðầu hoa – Flos Eriocauli, thường gọi là Cốc tinh thảo.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc trên đất ẩm lầy đến độ cao 800m ở Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Bắc. Cũng phân bố ở các xứ nóng.

Tính vị, tác dụng

Vị the, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Chữa đau mắt do phong nhiệt (viêm kết mạc, màng mộng), nhức đầu, đau răng, đau cổ họng, thông tiểu và trị ghẻ lở. Ngày dùng 12-16g dạng thuốc bột hay thuốc sắc.

Ðơn thuốc:

  1. Viêm giác mạc: Cốc tinh thảo 16g, Phòng phong 16g, tán nhỏ; ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g.
  2. Thiên đầu thống: Cốc tinh thảo 8g, Ðịa long (Giun đất) 1g, Nhũ hương 4g. Các vị tán nhỏ, mỗi lần 4g, đốt, xông khói vào lỗ mũi.

Ghi chú:

Ở Trung Quốc, người ta thường dùng các loài Cốc tinh thảo khác – Eriocaulon buergerlanum Koern và E. sieboldianum Sieb, et Zucc. Ở nước ta, loài Cỏ dùi trống nam – Ericocaulon australe R. Br cũng có thể dùng.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More