10 November 2022

0 bình luận

Cò ke

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cò ke

Tên tiếng Việt: Cò ke, Đơn sài, Chu ca, Cây mé, Co é (Thái)

Tên khoa học: Grewia paniculata L.

Tên đồng nghĩa: Microcos tomentosa Sm.

Họ: Tiliaceae (Đay)

Công dụng: Chữa thấp khớp (Vỏ rễ). Ho, sốt rét (Rễ, lá). Kích thích tiêu hoá (Quả)

 

 

Mô tả

  • Cây nhỡ hay cây to, cao 6-12m, có khi hơn. Cành mọc vặn vẹo, non có màu hung, sau nhẵn và có khía.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục thuôc, có cuống ngắn, dài 15cm, rộng 6cm, gốc tròn không đều, đầu bằng hoặc hơi lõm, giữa có mũi nhọn ngắn, có răng cưa ở phái đầu lá, mặt dưới phủ lông tơ mềm, màu xám nhạt, 3 gân chính xuất phát từ gốc.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm chùy, dài 13-15cm; hoa nhiều màu trắng ngà, đài 5 răng, có lông ở 2 mặt; tràng 5 cánh thuôn, hơi cụt ở đầu; nhị nhiều; bầu 3 ô, có lông.
  • Quả hình cầu, màu đen, có lông, chứa một hạt.
  • Mùa hoa quả: tháng 4-8.

 Phân bố sinh thái

Chi Grewia L. có khoảng vài chục loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam có 24 loài phân bố rải rác khắp nơi.

Cò ke phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du đặc biệt từ Nghệ An, Thanh Hóa trở vào đến Tây Nguyên.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ thân và lá

Thành phần hóa học

Gỗ chữa nhiều aceton.

Tính vị, công năng

Cò ke có vị hơi chua, chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thực, trừ chướng

Công dụng

Mới được dùng làm thuốc trong phạm vi kinh nghiệm dân gian. Rễ cò ke rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, 8-10g với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày chữa ho, đau bụng.

Ngoài ra, vỏ thân cò ke phơi khô, tán thành bột mịn, rắc vào vết thương để cầm máu. Ở một số vùng, người ta dùng lá cò ke nấu nước uống là chè giải khát và ăn quả để tẩy giun.

  • Ở Campuchia, người ta dùng quả để ăn. Rễ được dùng làm thuốc sắc uống chữa ho.
  • Ở Malaixia, nước sắc rễ dùng trị sốt rét, nước hãm dùng trị các rối loạn đường tiêu hoá. Bột lá dùng trị ghẻ. Nước sắc lá và vỏ cây dùng xức rửa chữa gãy xương.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More