10 November 2022

0 bình luận

Cỏ mắt gà

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cỏ mắt gà

Tên gọi khác: Kê nhãn thảo, đậu ba lá sọc, đậu mắt tôm.

Tên khoa học: Kummerowia striata (Thunb.) Schindl

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: trị cảm mạo, phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau, rối loạn tiêu hóa, khó ăn tiêu, viêm gan cấp tính. Lá non cũng được dùng làm rau ăn, luộc ăn như các loại rau đậu khác.

Mô tả

  • Cây thảo cứng, sống nhiều năm, mọc đứng hay lan toả, phân cành từ gốc, cao 20 – 40 cm. Thân và cành mảnh, nằm sát mặt đất, gần như hình sợi, có lông mềm áp sát.
  • Lá kép chân vịt, mọc so le, 3 lá chét, hình bầu dục – thuôn, gần bằng nhau, dài 1 – 1,2 cm, rộng 5 – 6 mm, gốc thuôn hẹp, đầu tù có mũi nhọn, ít lông; cuống lá mảnh, nhẵn, là kèm thuôn nhọn, màu vàng, có khía, nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá, ít hoa, ngắn hơn là rất nhiều; hoa 2-3 cái; lá bắc 3 – 4, đính ở gốc của đài; đài hình ống, dạng chuông, dài 2,5 mm, ít lông, 4 – 5 răng dài bằng ống đài, có vân và có lông trắng có cánh cờ hình bầu dục có móng rộng, các cánh bên có tai ở móng, cánh thìa dài bằng cánh cờ, hai lần rộng hơn cánh bên, tù và thằng, cụt ở móng; nhị 2 bó, bao phấn bằng nhau; bầu ngắn, 1 noãn.
  • Quả đậu, hình bầu dục nhọn, dẹt, có vân, có lông, hạt hình thận.
  • Mùa hoa: tháng 7 – 9; mùa quả: tháng 10 – 11.

Phân bố, sinh thái

Chi Kummerowia Schindl. ở Việt Nam chỉ có 2 loài, loài cỏ mắt gà phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi, như Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Chi Lăng, Đồng Mỏ, Hữu Lũng), Hà Giang (Quản Bạ) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Trên thế giới, loài này phân bố ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Lào.

Cỏ mắt gà là cây thân thảo sống 1 năm. Cây ưa ẩm, ưa sáng thường mọc lẫn trong các tràng cỏ, bãi đất trống ven rừng, chân đồi hay ven đường đi.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hóa học

Lá và thân chứa genistein, isoorientin, isoquercitrin, isovitexin, kaempferol, luteolin – 7. 0 – glucosid, quercetin, rutin, 8 – sitosterol và glucosid của nó, một chất tương tự kaempferol – 3 – 0 – galactosid và vài chất isoflavon chưa được nhận dạng [CA |14, 1991: 98212 r].

Tác dụng dược lý

Tác dụng chống HIV:

Trong nghiên cứu sàng lọc các flavonoid và các chất tương tự có tác dụng chống u và chống HIV, các tác giả đã xác định được chất chrysin (còn gọi là acid chrysinic) và chất apigenin -7 -O- beta – D – glucopyranosid trong cây cỏ mắt gà có tác dụng kháng HIV (Human immunodeficiency virus: virus gây suy giảm miễn dịch ở người) (Wang et al., 1998).

Tác dụng chống viêm trên các yếu tố gây viêm:

Cao cỏ mắt gà ức chế có ý nghĩa sự sản sinh IL – 1 beta, IL – 6, NO, TNF – alpha, COX – 2 trong các tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi LPS ở lô có cao cỏ mắt gà so với lô đối chứng. Ngoài ra, cao cỏ mắt gà cũng ức chế sự sản sinh NF – kappa B và I – Kappa B. Có thể giả thiết rằng cao cỏ mắt và có tác dụng chống viêm là do sự điều hoà theo hướng làm giảm (down regulation) IL – 1 beta, IL – 6, NO, TNF – alpha, COX – 2 thông qua cách ức chế sự hoạt hoá NF – kappa B và sự sản sinh I – Kappa B (Tao et al., 2008).

Tác dụng kiểu estrogen:

Đã sàng lọc tác dụng kiểu estrogen in vitro dùng hệ tế bào Ishikawa của cao chiết từ một số cây họ Đậu (Fabaceae). Kết quả cho thấy, cao chiết từ toàn cây cỏ mắt gà có hoạt tính kiểu estrogen khá cao với trị số EC50 (nồng độ có tác dụng ở 50% trường hợp thử) dưới 10 4g/ml (Yoo et al., 2005).

Tính vị, công năng

  • Toàn cây cỏ mắt gà vị ngọt, nhạt, tính mát; có công năng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu tích trệ, chỉ tả.
  • Sách “Bản thảo cầu nguyên” ghi: cỏ mắt gà vị ngọt, cay, tính bình. Sách “Tứ Xuyên Trung được chí” ghi: vị cay, tính hàn, vị cỏ mắt gà có công năng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi tiểu, chỉ tả.

Công dụng

Cỏ mắt gà được dùng trị cảm mạo, phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau, rối loạn tiêu hóa, khó ăn tiêu, viêm gan cấp tính. Liều dùng mỗi lần 20-40g, sắc lấy nước uống.

Lá non cũng được dùng làm rau ăn, luộc ăn như các loại rau đậu khác.

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More