10 November 2022

0 bình luận

Cỏ tháp bút

10 November 2022

Tác giả: thuc


Cỏ tháp bút

Tên tiếng Việt: Cỏ tháp bút

Tên khoa học: Equisetum arvense L.

Họ: Cỏ tháp bút (Equisetaceae)

Công dụng: Phù thũng mà thiểu niệu, ho ra máu, băng huyết, chảy máu dạ dày, kinh nguyệt quá nhiều, Lao phổi.

 

 

Mô tả

  • Cây thân thảo sống lâu nhờ thân rễ, thân khí sinh thuộc hai loại. Các thân không sinh sản, có khi mọc nằm rồi đứng lên, có màu lục, khía rãnh dọc và có chiều dài 20-60cm, chúng mang những vòng các nhánh mảnh, trải ra rồi mọc đứng lên. Ở các mấu có 8-12 lá dạng vẩy tạo thành một bẹ màu nâu. Các cành sinh sản cao 10-20cm, không phân nhánh và tận cùng ở đỉnh là một khối hình trứng kéo dài tức là các bông lá bào tử gồm các vẩy có dạng đinh mang các túi bào tử ở mặt dưới.
  • Có cơ quan sinh sản vào tháng 10-12.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Equiseti Arvensis, thường gọi là Vấn kinh.

Nơi sống và thu hái

Cây rất phổ biến ở châu Âu và các nước ôn đới, trong các đồng ruộng. Ở nước ta, cây mọc ở các chỗ ẩm ướt, núi cao, chỉ mới tìm thấy ở Sapa, tỉnh Lào Cai. Người ta thường thu hái các chồi màu lục (không sinh sản) vào cuối hè, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hóa học

Cây chứa một hỗn hợp alcaloid gọi là equisetin; nicotin, palustrin; một phytosterol; một saponoside là equisetonosid hay equisetonin; 3. heterosid flavonic; galuteosid (galuteolin), isoquercitrosid (isoquercitrin) equisetrosid. Còn có vitamin C, flavoxanthin, xanthophylle…

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt hơi đắng, tính bình; có tác dụng lợi tiểu cầm máu, làm se và tiếp khoáng, điều kinh, làm liền sẹo.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa:

  • Phù thũng mà thiểu niệu;
  • Ho ra máu, băng huyết, chảy máu dạ dày, kinh nguyệt quá nhiều;
  • Lao phổi.

Dùng ngoài làm tăng sự thành sẹo của mụn nhọt chậm lành. Cũng dùng trị đau mắt, giải cảm cho ra mồ hôi.

Thường dùng dưới dạng bột hoặc nước hãm hay chiết xuất hoặc có thể sắc uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

 

Bài viết liên quan

Hoa đu đủ đực

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng hoa đu đủ đực để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt. Dùng hoa đu đủ đực tươi hay khô cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Read More

Sâm Xuyên Đá

Sâm Xuyên Đá – Loại sâm có lượng Saponin cao hơn cả sâm Triều Tiên. Người dân Việt Nam còn gọi cây sâm xuyên đá là cây sâm dây, sâm phá thạch, sâm đá.

Read More

Tổ Mối

5 (1) Tên khác: Con Kiến Mối, Mối Trắng, Mối gỗ ẩm, Kiến trắng, Nhất đăng uý, Bạch nghĩ, Bạch nghĩ nế,… Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki, Leucotermes speratus Kol. Whiteant., họ Mối (Rhinotermitidae). Mối có ở trong vùng âm thấp của ôn đới và nhiệt đới, có ở các địa phương nước ta… Mô tả: Mối

Read More

Thùn mũn

Tên tiếng Việt: Cây chua meo (tên ở Lạng Giang, Bắc Giang), Cây phi tử, Cây chua ngút-vốn vén, tấm cùi (Thổ), Xốm mun (Thái)

Read More

Dây thuốc cá

Tên tiếng Việt: Dây duốc cá, Dây mật, Dây cóc, Dây cát, Lầu tín, Tuba root (Anh), Derris (Pháp), touba.

Read More